Nuôi bè cá bống tượng ghép chình bông

Ông Phan Văn Lâm, ngụ tại ấp Phú Điền, xã Phú Thành A là người đầu tiên của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) nuôi cá bống tượng ghép cá chình bông trong bè thành công, hiệu quả kinh tế rất cao.

Cá bống


Cá bống tượng nuôi trong bè của ông Lâm

Nuôi ghép trong bè

Với một cái bè 16m2, vào đầu năm 2010, ông Lâm thả hơn 100 con cá bống tượng giống vào nuôi gần 1 tháng rồi tiếp tục thả 50 kg cá chình bông giống để nuôi ghép. Trước khi thả cá giống, ông vệ sinh bè sạch sẽ bằng vôi bột và ngâm bè dưới mặt nước nhiều ngày. Sau khi thả nuôi, ông cho cá giống ăn bằng các loại cá, tép... đánh bắt ngoài tự nhiên, hoặc mua cá biển đem về xay nhuyễn trộn với bột gòn. Ông Lâm cho biết: “Tôi nuôi cá trên dưới 20 năm rồi. Theo kinh nghiệm, cá chình nuôi chung cá bống là hợp. Lý do cá bống bị con bọ vắt đeo; còn cá chình thì bị con bọ rùa. Tôi thấy con cá chình ăn con bọ vắt, con cá bống ăn con bọ rùa… nên mấy năm nay tôi nuôi ghép rất đạt”.

Hơn ba tháng chăm sóc, cá bống tượng và cá chình bông lớn, ông Lâm tăng dần lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của cá. Lúc này, thức ăn cho cá bống tượng và cá chình bông là các loại cá tạp, cá biển… được cắt thành từng khúc để lên vỉ tre thả xuống đáy trong bè để cho cá ăn. Bên cạnh đó, ông còn trộn vitamin tổng hợp vào thức ăn để bồi dưỡng và làm tăng sức đề kháng cho đàn cá… Trung bình đầu tư từ 8 - 10 kg thức ăn sẽ cho ra 1 kg cá bống tượng và 1 kg cá chình bông thương phẩm. Ngoài ra, ông Lâm thường xuyên theo dõi, chăm sóc đàn cá nuôi ghép và phòng ngừa dịch bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn của cán bộ thủy sản huyện.

Lãi 110 triệu/vụ

Cuối tháng 11/2011, ông Lâm cho cất bè và thu hoạch được 32 kg cá bống tượng và trên 425 kg cá chình bông thương phẩm, bán giá bình quân 400.000 đồng/kg, thu được gần 300 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc, ông còn thực lãi hơn 110 triệu đồng. Ông Lâm hiện đang tiếp tục nuôi hơn 100 con cá bống tượng và 75 con cá chình bông giống trong cái bè cũ cạnh nhà… nhằm tăng thu nhập cho gia đình, góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi trong nông nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển…

Đàn cá nuôi ghép trong bè đang phát triển tốt. Đến nay, sau hơn 4 tháng chăm sóc, cá bống tượng đạt trọng lượng bình quân 350-450 gram/con; cá chình bông đạt bình quân 500 gram/con… Ông Lâm sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật cho bà con có nhu cầu nuôi cá bống tượng và cá chình bông ghép trong bè nhằm tăng thu nhập cho gia đình, nhanh chóng ổn định cuộc sống và vươn lên khá – giàu.

    >> Kỹ sư Nguyễn Sỹ Khánh - Trưởng trạm Thủy sản huyện Tam Nông: “Nuôi cá bống tượng và cá chình ghép trong bè là mô hình đột phá mới của Tam Nông đã được chứng minh hiệu quả qua 2 - 3 năm liền. Cá chình nuôi ghép cá bống tượng, cách một ngày cho ăn một ngày, rất dễ chăm sóc, có thể phát triển kinh tế hộ được…”.

thuysanvietnam.com.vn
Đăng ngày 25/05/2012
Trần Trọng Trung
Kỹ thuật

Cá chết sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mưa lớn kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Mưa tác động trực tiếp đến nước ao nuôi, làm giảm nhiệt độ, ôxy, pH,…Bên cạnh đó, có thể gây hiện tượng sụp tảo và sự tích tụ vật chất hữu cơ ở đáy ao. Do đó, cần thường xuyên, theo dõi nhằm nhận biết và có các biện pháp phòng ngừa kịp thời, giảm tổn thất cho ao nuôi.

Cá chết
• 10:11 16/05/2024

Cách nâng kiềm trong ao nuôi tôm nước ngọt

Trong việc quản lý ao nuôi nước ngọt, việc duy trì mức độ kiềm phù hợp là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Tuy nhiên, đối với nhiều người nuôi, việc duy trì mức kiềm trong ao nước có thể là một thách thức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các phương pháp hiệu quả để nâng cao mức độ kiềm cho ao nước ngọt, giúp tạo ra môi trường sống lý tưởng cho tôm nuôi.

Ao nuôi tôm
• 10:11 15/05/2024

Các loài cá nước ngọt dễ nuôi mang giá trị kinh tế cao hiện nay

Việt Nam là quê hương sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt đa dạng và phong phú. Đặc tính của các loại cá nước ngọt là dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao đối với ngành thủy sản của nước ta. Ngoài ra, thịt của chúng thường mang hương vị đặc trưng, ngon và bổ dưỡng.

Ao cá nước ngọt
• 10:24 14/05/2024

Phân biệt chất lượng màu nước trong nuôi tôm

Dựa vào màu nước trong ao nuôi tôm bà con có thể nhận định được chất lượng nước, cũng như tình trạng ao tôm và đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức để từ đó nhận biết chính xác và có phương án điều chỉnh kịp thời để đảm bảo môi trường tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển.

Màu nước ao nuôi
• 10:06 14/05/2024

Bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Ngày 9/5/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 389/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu
• 01:46 20/05/2024

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 01:46 20/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 01:46 20/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 01:46 20/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 01:46 20/05/2024