Nuôi biển - không đơn thuần là nuôi tôm, nuôi cá

Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản trên biển (hay còn gọi là nuôi biển) ở nước ta có bước phát triển khá mạnh mẽ, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế.

Ao nuôi
Nuôi tôm hùm ở vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Ảnh: qdnd.vn

Việc nuôi biển sẽ làm giảm lượng khai thác, đánh bắt hải sản gần bờ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn cần những chính sách tổng thể để khai thác tiềm năng từ nuôi biển một cách bền vững, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái trên biển.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2025 có thể đạt 1 tỷ USD 

Theo ông Trần Công Khôi, Phó vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản): Tổng diện tích nuôi biển ở nước ta hiện khoảng 85.000ha với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23,3%/năm (chưa tính 202.000ha nuôi xen ghép các đối tượng khác); với 8,9 triệu mét khối lồng, bè. Sản lượng nuôi biển năm 2022 đạt 750.000 tấn với tốc độ tăng trưởng bình quân 16%/năm. Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến hết năm 2022, có 7.447 cơ sở nuôi biển với 248.768 lồng, bè.

Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra mục tiêu đến năm 2025, diện tích nuôi biển của Việt Nam đạt 280.000ha, thể tích lồng nuôi đạt 10 triệu mét khối, sản lượng nuôi biển đạt 850.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt từ 0,8 đến 1 tỷ USD.

Đến năm 2030, diện tích nuôi biển đạt 300.000ha, thể tích lồng nuôi 12 triệu mét khối, sản lượng nuôi biển đạt 1,45 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8-2 tỷ USD. Tầm nhìn đến năm 2045, ngành công nghiệp nuôi biển của nước ta đạt trình độ tiên tiến với phương thức quản lý hiện đại. Công nghiệp nuôi biển trở thành bộ phận quan trọng trong ngành thủy sản, có đóng góp hơn 25% tổng sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 4 tỷ USD.

Vẫn chủ yếu tự phát, nhỏ lẻ, ven bờ

Tiềm năng từ nuôi biển rất lớn, nhưng hiện nay cách thức triển khai còn nhiều hạn chế. Hiện có 445 cơ sở sản xuất giống phục vụ nuôi biển, trong đó 55 cơ sở sản xuất giống cá biển, sản lượng cá giống đạt khoảng 550 triệu con; 390 cơ sở sản xuất giống nhuyễn thể (trai, hàu, sò...) sản lượng đạt 45 tỷ con.

Đa phần giống phục vụ nuôi biển đã chủ động sản xuất, song hiệu quả sản xuất chưa cao. Một số loài thủy sản chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn khai thác giống từ tự nhiên và nhập khẩu. Đặc biệt đối với tôm hùm, vì vẫn chưa chủ động được nguồn giống nên mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 5 triệu con giống.

Theo ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản: Hiện số cơ sở nuôi biển của Việt Nam vẫn chủ yếu tự phát, nhỏ lẻ, ven bờ là chính. Hình thức nuôi biển chủ yếu dùng thức ăn theo kiểu truyền thống. Việc nuôi theo hình thức này hiệu quả kinh tế chưa cao, đồng thời còn ảnh hưởng tới môi trường.

Đồng tình với quan điểm này, PGS, TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam nhận xét: "Đến nay, chúng ta vẫn thiếu quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn, nhân lực trong lĩnh vực nuôi biển. Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi biển vừa thiếu, vừa yếu chưa đáp ứng yêu cầu ở quy mô công nghiệp.

Đây là một trong những nguyên nhân khiến nuôi biển của nước ta vẫn còn nhỏ lẻ. Việt Nam là quốc gia ven biển có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng rong, tảo biển. Thế nhưng do chưa khai thác được tiềm năng, thế mạnh này nên mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn rong biển khô.

Cần xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nuôi biển

Theo các chuyên gia nông nghiệp, để nghề nuôi biển Việt Nam phát huy được hết tiềm năng, lợi thế, cần xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nuôi biển như: Nhà nước giao quyền sử dụng vùng biển dài hạn (30-50 năm) cho chủ đầu tư, có chính sách về tín dụng, hỗ trợ đào tạo nhân lực, bảo hiểm nuôi biển...

BiểnNên xây dựng chuỗi giá trị cho các sản phẩm nuôi biển chủ lực từ khâu sản xuất con giống, thức ăn,... Ảnh: dangcongsan.vn

Cùng với đó cần xây dựng chuỗi giá trị cho các sản phẩm nuôi biển chủ lực, từ khâu sản xuất con giống, thức ăn, nuôi, bảo quản, chế biến, xuất khẩu, phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ. Cần phát triển nuôi biển cả trong các eo vịnh ven bờ, ven các đảo và quần đảo, ngoài khơi xa và cả trên bờ, phát huy đa dạng sinh học của vùng nhiệt đới. 

Ông Ngô Hùng Dũng, Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Tân An cho hay, doanh nghiệp của ông sẵn sàng ra ngoài vùng biển cách bờ 6 hải lý, đầu tư hàng triệu USD để phát triển nghề nuôi biển. Tuy nhiên, để nghề nuôi biển phát triển trong thời gian tới, ông Dũng mong Nhà nước sớm có cơ chế, chính sách, khung pháp lý rõ ràng để doanh nghiệp yên tâm đầu tư.

Ông Ngô Tất Thắng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh thì cho rằng: "Khái niệm nuôi biển cần được mở rộng theo hướng sử dụng tài nguyên biển (nước biển) chứ không nhất thiết gói gọn trong nghĩa là nuôi, trồng thủy, hải sản trên biển. Ví như mô hình nuôi cua lột ở Hà Nội và một số địa phương là mô hình nuôi biển trên bờ.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan: Thời gian qua, rào cản quản lý đã làm cản trở việc mở rộng giới hạn, tận dụng tiềm năng ngành nuôi biển. Bộ trưởng cho rằng đối tượng trong nuôi biển không chỉ là “con tôm, con mực, con cá...” mà còn gồm hàng loạt đối tượng tiềm năng khác như rong biển, san hô...

Hiện nay, tồn tại thực trạng các viện nghiên cứu về nuôi biển bị giới hạn, chỉ gói gọn trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật chứ chưa có bộ phận nghiên cứu thị trường. Do đó, các viện cần phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong nuôi biển để hình thành chuỗi giá trị tham gia thị trường, sản phẩm nghiên cứu khoa học mới có thể đóng góp cho xã hội.

Nhà khoa học không thể đi một mình. Không gian nuôi biển cần được mở rộng vào trong đất liền để có thể đa dạng hóa công nghệ, đa dạng hóa ngành nghề trong lĩnh vực nuôi biển. Người dân không nhất thiết chỉ nuôi tôm, nuôi cá mà có thể tìm đến những đối tượng nhiều tiềm năng khác đã được các viện, trường nghiên cứu, được ngành nông nghiệp địa phương giới thiệu. Từ đó mới có thể tính đến những vấn đề khác như vốn, tín dụng, đào tạo, quy trình sản xuất, xu thế thị trường...

Như vậy có thể thấy, việc phát triển nuôi biển thành công không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, giá trị gia tăng mà còn góp phần xây dựng ngành thủy sản Việt Nam phát triển bền vững, giữ gìn, bảo vệ được hệ sinh thái biển phong phú, đa dạng. Do đó, rất cần những chính sách tổng thể, khuyến khích trong lĩnh vực này.

Quân đội Nhân dân
Đăng ngày 13/05/2023
Nguyễn Kiểm
Nuôi trồng

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:11 21/01/2025

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 10:47 20/01/2025

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:40 17/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:18 21/01/2025

Top 10 loài cá cảnh nuôi trong nhà thu hút tài lộc và may mắn

Không gian sống của bạn sẽ trở nên sinh động hơn khi được tô điểm bởi những loài cá cảnh đẹp với màu sắc nổi bật. Không chỉ đóng vai trò trang trí, việc nuôi cá cảnh trong nhà còn mang ý nghĩa phong thủy, giúp thu hút tài lộc, may mắn, và mang đến sự cân bằng năng lượng cho gia chủ.

Các loài cá cảnh
• 19:18 21/01/2025

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:18 21/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 19:18 21/01/2025

Giá thành thức ăn thủy sản: Cân bằng chi phí và hiệu quả

Nuôi tôm hiện nay chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, có thể lên tới 50-70%. Do đó, việc cân bằng giữa giá thành và hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố then chốt giúp người nuôi đạt được lợi nhuận bền vững. Để làm được điều này, người nuôi cần hiểu rõ về cách lựa chọn, sử dụng và quản lý thức ăn sao cho tối ưu.

Thức ăn
• 19:18 21/01/2025
Some text some message..