Nuôi cá bớp lao đao vì thiệt hại "kép"

Nhiều năm trước, cá bớp được ví như “con làm giàu” của một số xã ven biển thuộc huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định). Tuy nhiên một năm trở lại đây, nhiều người nuôi cá bống không còn mặn mà, bởi giá cả bấp bênh, dịch bệnh, đầu ra không ổn định.

Nuôi cá bớp lao đao vì thiệt hại "kép"
Dịch bệnh và giá bán bấp bênh đang khiến người nuôi cá bớp thua lỗ.

Nghĩa Hưng là huyện ven biển, có nhiều thuận lợi trong việc nuôi trồng các loại thủy sản nói chung và cá bớp nói riêng. Có thời điểm, thị trường tiêu thụ thuận lợi, giá bán cao, nhiều người dân ở các xã Nam Điền, thị trấn Rạng Đông, Nghĩa Thắng…, đã chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi cá bớp.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Nghĩa Hưng, cá bớp là con nuôi chủ lực của huyện này. Năm 2017, toàn huyện có khoảng 400 ha, sản lượng đạt 1.000 - 1.200 tấn/năm, thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch rất thuận lợi.

Tuy nhiên, đến đầu năm 2019, diện tích nuôi trồng cá bớp của toàn huyện giảm mạnh, chỉ còn khoảng 200 ha, khiến sản lượng giảm theo. Nguyên nhân do thị trường giá bán bấp bênh, dịch bệnh, đặc biệt là “đầu ra” sang Trung Quốc bị siết chặt nên cá bớp thương phẩm bị tồn đọng.

Ông Lại Minh Hưng, cán bộ phòng NN-PTNT huyện Nghĩa Hưng cho biết, từ năm 2017 trở về trước, vào thời điểm chính vụ, giá cá dao động từ 200.000 - 230.000 đồng/kg, không chính vụ dao động từ 320.000 - 350.000 đồng/kg. Hiện nay, tiêu thụ gặp khó khăn, thị trường cá bớp chủ yếu tiêu thụ nội địa, giá bán chỉ còn khoảng 175.000 - 180.000 đồng/kg.

Hiện tại thị trường bớp chủ yếu tiêu thụ nội địa

Là một trong những chủ cơ cở ươm cá giống, thu mua cá bớp thương phẩm để đưa đi tiêu thụ, ông Nguyễn Văn Sơn (thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng) chia sẻ, những năm trước, đầu ra xuất sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch rất thuận tiện nên cơ sở xuất sang Trung Quốc từ 2 - 3 tấn cá/ngày. Thời điểm này, nước bạn siết chặt các mặt thủ tục, giấy tờ nên sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, chỉ còn 3 - 5 tạ cá/ngày.

Người nuôi cá bớp giảm, diện tích nuôi giảm nên các khu ương cá bớp giống đành “treo” lại, bỏ không nhiều tháng nay.

Thị trường tiềm năng sang Trung Quốc bị siết chặt, ngày càng khó khăn nên ông Sơn và một số chủ cơ sở khác đành phải phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, nhằm đẩy mạnh giá cá bớp thương phẩm lên cao để người dân đỡ khó khăn, thiệt hại kinh tế.

Anh Nguyễn Như Ngọc (xã Nam Điền) chia sẻ, trước đây gia đình anh nuôi 6 ao cá bớp. Song thị trường tiêu thụ khó khăn, giá bán thấp nên hiện tại anh chỉ nuôi 3 ao, 3 ao để không. "Thị trường biến động nên có vụ nuôi, tôi lãi ít hoặc huề vốn; có vụ nuôi thậm chí lỗ nặng", anh Ngọc nói.

Do bị thiệt hại “kép” nên thời điểm hiện tại, nhiều người dân ở các xã Nam Điền, thị trấn Rạng Đông…, không còn mặn mà với loại cá bớp mà  đang chuyển đổi dần sang nuôi cá mú. 

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 04/10/2019
Mai Chiến
Kinh tế

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 17:02 26/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 17:02 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 17:02 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 17:02 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 17:02 26/04/2024