Nuôi cá cảnh gom triệu đô

Đến năm 2020, sản lượng sản xuất cá cảnh của TP HCM sẽ đạt 150-180 triệu con, xuất khẩu đạt 40-50 triệu con và thu về khoảng 40-50 triệu USD

Nuôi cá cảnh gom triệu đô
Nhiều giống cá cảnh độc, lạ tại triển lãm cá cảnh TP.HCM. Nguồn: Internet

TP HCM được xem là trung tâm cá cảnh lớn của cả nước. Nhiều cơ sở, doanh nghiệp cá cảnh mở rộng quy mô, có nhu cầu liên kết sản xuất, kết nối mở rộng thị trường xuất khẩu.

Xuất khẩu đến 52 quốc gia

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản TP HCM, 10 tháng đầu năm 2017, tổng diện tích nuôi cá cảnh trên toàn TP đạt khoảng 88 ha với hơn 290 cơ sở và hộ nuôi. Sản lượng cá cảnh xuất khẩu gần 16,25 triệu con, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2016; kim ngạch đạt gần 17,58 triệu USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ. Điều đáng chú ý là đã không còn cá cảnh xuất khẩu không đăng ký kiểm dịch.

nuôi cá cảnh, xuất khẩu cá cảnh, cá cảnh Hồ Chí Minh, thủy sản, giống cá cảnh
Cơ sở cá cảnh giới thiệu loại cá lóc hoàng đế giá hàng chục triệu đồng/con tại "Ngày hội cá cảnh" vừa diễn ra ở TP HCM

Cá cảnh nước ngọt xuất khẩu hơn 70 loài, trong đó khoảng 45 loài nuôi sinh sản nhân tạo, hơn 20 loài được khai thác từ sông suối và khoảng 10 loài có nguồn gốc nhập khẩu từ Thái Lan, Đài Loan. Những loài cá cảnh có tỉ lệ xuất khẩu cao hiện nay là cá dĩa, neon, bảy màu, mô ly, hòa lan, phượng hoàng, chạch rắn, lòng tong, bướm bầu, thủy tinh, xiêm, sặc, ông tiên, tai tượng… Nhóm cá cảnh biển xuất khẩu chỉ chiếm tỉ lệ dưới 1%. Cá cảnh của TP đã xuất khẩu đến 52 quốc gia; trong đó, thị trường châu Âu chiếm 60%, còn lại là các thị trường châu Á, châu Mỹ và Nam Phi.

Với kết quả đó, TP đặt mục tiêu cả năm 2017 sẽ xuất khẩu từ 18-20 triệu con cá cảnh, với giá trị kim ngạch là 20-25 triệu USD, tăng từ 15%-20% so với năm 2016.

Ông Tống Hữu Châu, chủ trang trại cá cảnh Châu Tống (quận 12), cho biết nuôi cá cảnh xuất khẩu được TP chọn là lĩnh vực quan trọng trong nền nông nghiệp đô thị. Do đó, TP đã có các chính sách phát triển cá cảnh, hỗ trợ kỹ thuật, vốn vay cho hộ gia đình và các công ty trong quá trình sản xuất. Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông TP đã nghiên cứu sinh sản được 3.000 con cá neon Việt Nam giống, bước đầu nghiên cứu sinh học sinh sản, xây dựng quy trình kỹ thuật thuần dưỡng trong điều kiện nuôi nhân tạo cá thủy tinh được khai thác từ tự nhiên, nâng tỉ lệ sống từ 25% lên 70%. Đồng thời, chuyển giao cho trại cá cảnh Thiên Đức (huyện Củ Chi) cá neon sinh sản, đến nay trại có 3.000 cá con và 200 cá bố mẹ neon Việt Nam; chuyển giao kỹ thuật nuôi dưỡng, cho sinh sản bán nhân tạo và bàn giao 100 cá neon Việt Nam 2 tháng tuổi cho Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao nông nghiệp công nghệ cao, thuộc Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP HCM.

Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông cũng đã triển khai đúng thời vụ những mô hình cá cảnh tại các quận, huyện. Trong đó, lợi nhuận từ mô hình cá koi lên tới 600 triệu đồng/vụ; cá dĩa thương phẩm 160 triệu đồng/vụ; sinh sản cá dĩa đạt 163 triệu đồng/vụ... Trung tâm Khuyến nông đang tiếp tục tìm những giống cá mới, đẹp để đưa vào kế hoạch thực hiện mô hình trong năm 2018.

Theo đó, mục tiêu của TP đến năm 2020, sản lượng sản xuất cá cảnh sẽ đạt 150-180 triệu con, xuất khẩu đạt 40-50 triệu con, kim ngạch đạt 40-50 triệu USD.

Gặp khó vì rào cản kỹ thuật

Theo Chi cục Thủy sản TP, nghề sản xuất cá cảnh của TP đến nay chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Hầu hết các trại nuôi chưa có sự đầu tư đúng mức và phù hợp về cơ sở hạ tầng. Thực hành sản xuất mang tính truyền thống, quy trình sản xuất chủ yếu dựa theo kinh nghiệm mà không tuân thủ quy trình chuẩn nên vấn đề vệ sinh, tiêu độc khử trùng, bảo đảm an toàn dịch bệnh chưa được quan tâm. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại một số khu vực trong TP cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cá cảnh. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực cá cảnh như quy trình chọn giống, sản xuất giống, lai tạo giống mới và chế độ dinh dưỡng phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm cá cảnh vẫn còn hạn chế.

Ngoài ra, việc tổ chức sản xuất, kinh doanh cá cảnh chưa có sự liên kết chặt chẽ, đặc biệt là vai trò của các hội, chi hội cá cảnh còn nhiều hạn chế. Hội viên phân tán chưa phát huy sức mạnh thực sự của các nghệ nhân có tâm huyết. Số lượng tổ hợp tác và HTX cá cảnh còn ít và hoạt động chưa hiệu quả. Số hộ nuôi cá cảnh được tiếp cận chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn TP còn ít. Dự án xây dựng chợ hoặc trung tâm giao dịch sinh vật cảnh, cá cảnh trên địa bàn TP vẫn chưa được triển khai.

Ông Lê Hữu Thiện, Tổng Giám đốc Công ty CP Sinh vật cảnh Thiên Đức (chủ trại cá cảnh Thiên Đức), cho biết châu Âu là thị trường tiêu thụ cá cảnh lớn của thế giới. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường khó tính, có nhiều rào cản kỹ thuật và thủ tục phức tạp cho các nhà xuất nhập khẩu. Nhu cầu cá cảnh quanh năm song vào mùa hè, khách hàng châu Âu quan tâm nhiều đến dòng cá lạnh (cá chép, cá tàu). Do đó, cơ quan chức năng cần sớm công bố thủ tục và kết quả việc thực hiện công tác phối hợp với châu Âu để được xuất cá chép từ Việt Nam. Đồng thời, kết nối tour du lịch của khách nước ngoài đến được với một số doanh nghiệp có tiềm năng xuất khẩu nhằm giới thiệu sản phẩm trực tiếp.

Ông Tống Hữu Châu đánh giá mức độ phát triển nghề nuôi cá cảnh của TP cũng như tỉ trọng xuất khẩu vẫn còn khá thấp so với tiềm lực, việc xuất khẩu sang thị trường châu Á chủ yếu bán cho khách những mặt hàng họ cần hoặc không có. Khó khăn trong việc xuất cá cảnh đi Hàn Quốc như một số loại cá bảy màu là cơ quan kiểm dịch nước này đòi hỏi giấy phép NAFI (Trung tâm Chất lương nông lâm thủy sản) thay vì của Trung tâm Thú y Vùng 6 hoặc Chi cục Thủy sản. Tương tự, Đài Loan (Trung Quốc) cũng có nhiều rào cản về kỹ thuật làm cho việc xuất khẩu cá cảnh sang thị trường này gặp nhiều khó khăn. Riêng thị trường Trung Quốc, Việt Nam chỉ giao thương mua bán qua đường tiểu ngạch qua biên giới phía Bắc hoặc quá cảng qua Thái Lan.

Giống trong nước đang suy thoái

Ông Tống Hữu Châu cho biết các cơ sở sản xuất, nuôi cá cảnh đa phần sản xuất giống thuần túy từ những loài đã có sẵn hoặc nhập từ nước ngoài về bán và làm giống. Trong khi các chủng loài cá cảnh có giá trị trong nước lại đang suy thoái về chất lượng giống. Một số loài cá cảnh tự nhiên gần như tuyệt chủng như cá thái hổ. Do đó, TP nên tạo điều kiện để các cơ sở, doanh nghiệp nhập giống về để cải tạo đàn giống cũ và tìm kiếm các nguồn giống mới.

Báo Người Lao Động
Đăng ngày 16/11/2017
Long Giang
Kinh tế

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 14:55 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:55 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 14:55 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 14:55 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 14:55 20/12/2024
Some text some message..