Nuôi cá lồng bè, thăng trầm như con nước

Trải qua nhiều thăng trầm, nghề nuôi cá lồng bè ở ĐBSCL vẫn đóng góp lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản và câu nói "muốn giàu nuôi cá" của người xưa giờ vẫn đúng.

Nuôi cá lồng bè
Nuôi cá lồng bè

Theo các tài liệu, nghề nuôi cá lồng bè xuất hiện ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bắt đầu từ những lồng bè của ngư dân Châu Đốc (tỉnh An Giang) ở đầu nguồn sông Cửu Long rồi lan tỏa ra khắp các địa phương có 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu đi qua.

Nghề của người giàu

Nơi đầu nguồn sông Hậu, hàng ngàn chiếc bè cá của ngư dân đang oằn mình chống chọi với mưa dông và dòng nước lũ chảy xiết.

Ông Phan Thanh Phú (43 tuổi) vừa loay hoay chằng chống 2 cái bè dưới cơn mưa như trút nước, vừa nói: "Đây là lồng bè lớn nhất ở ĐBSCL cho đến lúc này. Bè rộng 10 m, dài 20 m, toàn bằng gỗ sao. Cha tôi đóng với tổng chi phí hơn 1 tỉ đồng vào thời điểm hơn 30 năm trước. Cho nên hồi ấy, chỉ người có tiền mới có khả năng đầu tư nuôi cá bè, vì vốn liếng phải tự bỏ ra, không có tổ chức tín dụng nào hỗ trợ nghề này cả. Cha tôi phải rất tự tin vào kỹ thuật nuôi cá của bản thân mới dám mạnh dạn đầu tư lớn như vậy".

Rồi ông Phú khẳng định: "Thật sự là sau khi đóng chiếc bè này, vụ nuôi cá đầu tiên cha tôi đã thu hồi vốn đầu tư, thậm chí có lãi. Thời điểm đó, kinh tế đất nước chưa phát triển như bây giờ, nông thôn nhiều nơi còn nghèo và lạc hậu, vậy mà ở cù lao heo hút này, người nào nuôi cá lồng bè đều thành tỉ phú".

Nghề nuôi cá lồng bè xuất hiện ở ĐBSCL vào khoảng năm 1968, do những ngư dân Việt kiều từ Campuchia về Châu Đốc. Ban đầu, ngư dân chỉ nuôi cá bằng bè tre lồ ô theo kiểu mẫu của Campuchia. Người ta kết từng thân tre dài hàng chục mét lại theo hình thuyền để dễ di chuyển đến phố chợ bán lẻ. Sau này, ngư dân cải tiến sang thuyền hình chữ nhật nhằm mở rộng thể tích nuôi cá.

Để làm được chiếc bè có diện tích gần 200 m2, gắn liền với chiếc lồng nằm dưới lòng sông có thể tích từ vài chục đến hơn 100 m3, phải cần đến 2.400 cây tre dài - một con số đầu tư không hề nhỏ.

Nuôi cá lồng bè, thăng trầm như con nướcNuôi cá lồng bè, thăng trầm như con nước. Ảnh: thanhnien.vn

Nghề nuôi cá bè phát triển mạnh vào khoảng năm 1974-1977, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh An Giang lúc bấy giờ. Chỉ tính riêng ở Châu Đốc thời điểm này có đến hơn 7.000 bè, sản lượng trên 70.000 tấn cá/năm.

Sau này ngư dân đóng bè bằng gỗ sao, gỗ bên… là những loại gỗ có độ bền cao khi đưa xuống nước. Lồng bè thiết kế bằng lưới inox theo dạng hình hộp chữ nhật, cố định bởi hệ thống neo và hệ thống phao bằng thùng phuy hoặc ống nhựa composite bịt kín 2 đầu. Phía trên bè cất nhà có đầy đủ phương tiện sinh hoạt. Giá đầu tư của một bè gỗ có thể từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng. Vì thế, nuôi cá lồng bè luôn được coi là nghề dành cho những người có tiền.

Đứng sau An Giang là Đồng Tháp, tất cả các tỉnh, thành còn lại của ĐBSCL cũng đều quan tâm phát triển nghề nuôi cá lồng bè trên sông, trên biển..., hằng năm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu hàng triệu tấn.

Chấp nhận rủi ro

Mặc dù đã xuất hiện hơn nửa thế kỷ, tạo sinh kế và làm giàu cho bao thế hệ cư dân vùng sông nước, đồng thời góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nghề nuôi trồng thủy sản tại ĐBSCL, song nghề nuôi cá bè tồn tại và phát triển đến hôm nay hầu như nhờ vào ý chí, kinh nghiệm và sáng tạo của ngư dân. Ngành chức năng các địa phương chủ yếu là quản lý, quy hoạch và tạo điều kiện hỗ trợ ngư dân kéo điện nước sinh hoạt.

"Kỹ thuật nuôi cá là từ những người có kinh nghiệm truyền thụ cho người ít kinh nghiệm. Giá cả đầu vào, đầu ra phụ thuộc vào thương lái và thị trường. Nói chung là ngư dân đều "tự bơi" trong mọi hoàn cảnh. Nghề này cũng không được các tổ chức tín dụng hỗ trợ vay vốn, bởi hầu hết các ngân hàng đều không cho rằng chiếc bè cá là một dạng tài sản thế chấp. Đối với ngư dân, chiếc bè là tài sản có giá trị lớn, có thể chuyển nhượng cho nhau giá bạc tỉ nhưng đối với ngân hàng thì không có giá trị gì. Cho nên, mỗi khi thất bại, những ngư dân không có tiền dự phòng phải vay bên ngoài lãi suất cao. Phần lớn bị phá sản bởi nguyên nhân này" - ngư dân Phan Thanh Phú bộc bạch.

Dẫu vậy, ngư dân nơi đây vẫn luôn lạc quan với nghề nuôi cá bè. Họ quan niệm sống giữa sông nước mênh mông này không làm nghề gì khả thi hơn nuôi cá.

"Nghề này ngoài kỹ thuật, kinh nghiệm, đôi khi phải chấp nhận rủi ro như thời tiết, môi trường và thị trường. Nhưng dù lúc thăng lúc trầm thì điều quan trọng là phải bền bỉ, chấp nhận làm lại từ đầu không nuối tiếc. Nhiều người vì muốn nôn nóng gỡ lại hoặc ám ảnh vì thua lỗ thường tính toán những bước đi sai lầm, không thực tế dẫn đến phá sản. Nghề nuôi cá không làm người ta nghèo đi được mà do chính người nuôi cá tự làm mình nghèo mà thôi" - ông Phú quả quyết.

Rồi ông giải thích tiếp, hiện nghề nuôi cá phát triển mạnh trên bờ vì nuôi được số lượng lớn, dễ xử lý các khâu kỹ thuật hơn so với nuôi cá lồng dưới sông. Sản lượng nuôi cá trong ao cũng cao hơn nhưng phải có nhiều đất. Mỗi phương thức đều có cái bất lợi riêng của nó. Vấn đề người nuôi cá quan tâm hàng đầu hiện nay chính là giá vật tư đầu vào, rồi mới đến mối lái, giá cả…

Người dân nuôi cá lồng bèNghề nuôi cá lồng bè ở ĐBSCL đang là một mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững. Ảnh: baoangiang.com.vn

Theo đó, giá thức ăn cho cá hiện tăng gấp đôi so với giá bình quân trong nhiều năm trước. Ngoài ra, giá vật tư như thùng phuy, ống nhựa, các nhu yếu phẩm đều tăng gần gấp đôi, trong khi giá cá thì vẫn bình ổn, đôi khi dao động nhẹ nhưng thường giảm nhiều hơn tăng.

Từ lâu, người nuôi trồng thủy sản ở khắp ĐBSCL đã quen phụ thuộc vào thương lái. Họ sống được cũng nhờ thương lái mà có khi "ngậm trái đắng" cũng bởi thương lái. Theo những ngư dân nhiều kinh nghiệm, thương lái mua cá có vô số chiêu trò để trục lợi trên mồ hôi nước mắt của bà con.

"Thủ đoạn thường thấy là họ chê cá bị vàng, bệnh, phải bồi dưỡng thuốc và thức ăn một thời gian mới mua được giá cao. Họ làm vậy là để bán thuốc và thức ăn cho ngư dân nhằm hưởng lợi nhuận tiền thuốc, tiền thức ăn. Ngư dân lẽ ra đã bán được cá thì bỗng nhiên phải gánh thêm chi phí. Ác hơn là họ đánh thuốc cho cá ngợp, rồi ép giá. Ngư dân không có quyền lựa chọn vì không bán kịp cá sẽ chết. Tuy nhiên, lúc này thương lái đã móc nối với một số người ở nhà máy chế biến để đưa cá vào kịp thời với giá cá còn sống. Ngoài ra, thương lái còn giả vờ không mang đủ tiền mặt thanh toán để ngư dân sợ bị quỵt tiền mà không dám bán. Rồi họ cho người khác ra mặt, mang theo đủ tiền mặt nhưng trả giá thấp hơn. Vì an toàn nên ngư dân chấp nhận bán với giá không như mong đợi để nhận tiền mặt" - ông Phú tiết lộ.

Phá thế độc canh

Ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang, cho biết hiện tổng số lồng bè nuôi thủy sản trên sông ở An Giang còn gần 6.000 cái, sản lượng gần 100.000 tấn cá/năm, giá trị sản lượng trên 3.000 tỉ đồng. Các khu vực nuôi tập trung nhiều hiện nay là ngã ba sông giáp ranh của các địa phương như An Phú, Châu Đốc, Tân Châu, Phú Tân; đoạn sông Hậu thuộc huyện Châu Phú, Châu Thành, An Phú, TP Long Xuyên; đoạn sông Tiền thuộc huyện Tân Châu; các khúc sông Kênh Xáng, sông Cái Vừng…

Nghề nuôi thủy sản lồng bè đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nuôi, đóng góp giá trị lớn cho ngành thủy sản và phát triển kinh tế - xã hội nói chung cho tỉnh An Giang.

"Hồi đó, chưa nắm được kỹ thuật, thuốc men hạn chế nên nguồn cá hao hụt nhiều, hiệu quả không cao nhưng lại kiếm ăn được. Bởi lẽ, ít người nuôi nên cá bán được giá. Về sau, thấy con cá hú, cá ba sa nuôi được, nhiều người chạy theo cưa cây đóng bè nuôi cá. Có năm giá cá xuống thấp khiến hàng loạt hộ phải treo bè" - ông Nguyễn Văn Thuận (52 tuổi), chủ 6 bè nuôi cá ở xã cù lao Mỹ Hòa Hưng (TP Long Xuyên), nhớ lại.

Qua những thất bại, ngư dân dần rút ra được kinh nghiệm là không thả nuôi độc nhất cá tra mà đa dạng con giống. Họ chọn những con cá dễ nuôi và có đầu ra, như: Cá he, cá mè hôi, cá éc... Từ đó, nghề nuôi cá bè mới trụ được trên thị trường.

Ông Thuận cho biết tránh trường hợp nuôi đồng loạt cá dễ bị dội chợ, ế hàng, ông thả nuôi mỗi bè cách nhau từ 1-2 tháng. Với cách nuôi xoay vòng như vậy, năm nào bè cá của ông Thuận xuất bán cũng đạt được giá cao. Với 6 bè diện tích từ 70-80 m2, mỗi năm ông Thuận cung ứng ra thị trường gần 100 tấn cá các loại, lợi nhuận hàng tỉ đồng. 

Kiểm soát để bảo đảm chất lượng

Năm 2017, UBND tỉnh An Giang điều chỉnh quy hoạch thủy sản trên địa bàn, trong đó có nuôi thủy sản lồng bè.

UBND tỉnh An Giang đánh giá thời gian qua, công tác quản lý nghề nuôi thủy sản lồng bè đã được các sở, ngành và địa phương thực hiện nghiêm túc, hiệu quả; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định pháp luật; đẩy mạnh tuyên truyền trong công tác quản lý nghề nuôi thủy sản lồng bè. Theo định hướng của tỉnh, nuôi bè cần được kiểm soát về số lượng, khu vực nuôi, kỹ thuật nuôi để bảo đảm các vấn đề liên quan như chất lượng môi trường nước, dịch bệnh, giao thông, cảnh quan… và hiệu quả kinh tế. Cần thiết phải lập đề án "Sắp xếp lồng bè nuôi thủy sản tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045" để xây dựng các phương án phát triển và các giải pháp, tiêu chí nhằm phát triển nghề nuôi bè của địa phương theo hướng hiệu quả, bền vững trong tương lai.

Báo Người lao động
Đăng ngày 26/10/2022
Duy Nhân - Vĩnh Kỳ
Nuôi trồng

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 06:25 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 06:25 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 06:25 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 06:25 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 06:25 22/11/2024
Some text some message..