Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè

Việc di dời, giải tỏa, sắp xếp lại vùng nuôi trồng thủy sản lồng bè không những hướng tới phát triển bền vững theo định hướng của tỉnh mà còn giúp các hộ nuôi ổn định sản xuất.Sắp xếp quy hoạch vùng nuôi.

Lồng bè.
Khu vực nuôi cá lồng bè của gia đình ông Nguyễn Ngọc Thảo, xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu. Ảnh: Báo Bà Rịa Vũng Tàu

Sắp xếp quy hoạch vùng nuôi

Di dời về tiểu khu 8 sông Chà Và, xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu, cơ sở nuôi thủy sản lồng bè của gia đình ông Nguyễn Ngọc Thảo đã ổn định hơn khu vực nuôi cũ rất nhiều. Theo chia sẻ của ông Thảo, trước đây ông nuôi thủy sản lồng bè tại khu vực sông Rạch Chanh thuộc địa phận TX, Phú Mỹ. Tuy nhiên, khu vực này không thuộc vùng quy hoạch vùng nuôi thủy sản. Do đó, dù việc nuôi thủy sản lồng bè rất tiềm năng nhưng ông không dám đầu tư nhiều, chỉ khoảng 2 lồng nuôi.

Sau khi di dời về sông Chà Và, định kỳ ông Thảo nhận được tin nhắn từ cơ quan chức năng nếu môi trường nước có sự thay đổi, được hướng dẫn thủ tục, giấy tờ và đo đạc vùng nuôi để đăng ký cấp mã vùng nuôi thủy sản theo quy định của tỉnh.

Được sự quan tâm của chính quyền, việc nuôi trồng thủy sản dần ổn định, ông Thảo quyết định mở rộng quy mô với 28 lồng nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá chim trắng, cá tai bồ, cá mú, cá chẽm; 46 lồng nuôi hàu Thái Bình Dương. Mỗi năm, sản lượng khoảng 13 tấn cá và 38 tấn hàu, sau khi trừ chi phí gia đình ông thu lãi hơn 300 triệu đồng.

“Từ ngày về nuôi thủy sản tại khu vực này, cuộc sống của gia đình tôi ổn định hơn. Việc nuôi trồng thủy sản cũng được chính quyền địa phương quan tâm, hỗ trợ nền kinh tế gia đình tôi đã khấm khá hơn trước đây”, ông Thảo nói.

Gia đình ông Trần Văn Dũng, chuyên nuôi hàu tại tiểu khu 2, sông Chà Và, xã Long Sơn cũng mới di dời về khu vực này được khoảng 4 tháng theo sự hướng dẫn và hỗ trợ của chính quyền địa phương.

Trước đây, ông Dũng nuôi hàu tại khu vực Bến Đá, TP. Vũng Tàu nhưng do đây là khu vực ngoài vùng quy hoạch nuôi nên sau khi được chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, ông đã tiên phong tự di dời cơ sở để vào vùng quy hoạch. Khi đến đây, gia đình ông Dũng được UBND xã Long Sơn bố trí cho vị trí nuôi tại tiểu khu 2, với quy mô nuôi khoảng 7.000 rổ hàu Thái Bình Dương.

Vùng nuôi mới ổn định, ít ô nhiễm môi trường nên hàu lớn rất nhanh. Đến nay, hàu đã cho thu hoạch khoảng 10 tấn/vụ (1 năm 2 vụ), sau khi trừ chi phí gia đình thu về  hơn 100 triệu đồng/vụ.

Hướng đến phát triển bền vững

Theo Sở NN-PTNT, việc di dời, giải tỏa các cơ sở nuôi trồng thủy sản trái phép, nằm ngoài vùng quy hoạch đã giúp các tàu, thuyền thuận tiện trong lưu thông vào các bến cảng, KCN trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, việc quy hoạch, sắp xếp lại lồng bè trên địa bàn tỉnh nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước cũng như kiểm soát và phòng chống dịch bệnh.

Ông Nguyễn Hữu Thi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở NN-PTNT) cho biết, nhiều năm qua việc nuôi trồng thủy sản lồng bè đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Tuy nhiên, vì lợi nhuận cao nên việc ồ ạt phát triển các cơ sở lồng bè gây cản trở giao thông đường thủy, gây ô nhiễm môi trường cục bộ… Việc sắp xếp lại cơ sở nuôi trồng thủy sản nhằm phát triển thủy sản của tỉnh theo chất lượng, có giá trị kinh tế với các vùng nuôi tập trung có cấp mã số.

“Mặc dù các địa phương đã giải tỏa hết các hộ nuôi trồng thủy sản lấn chiếm mặt nước trên địa bàn các phường, xã theo kế hoạch, nhưng khả năng tái lấn chiếm mặt nước để tiếp tục nuôi trồng thủy vẫn cao. Sở NN-PTNT cũng đã yêu cầu các địa phương cần quản lý chặt chẽ vùng nuôi, tiếp tục vận động, hướng dẫn người dân không nuôi trồng thủy sản trái phép”, ông Thi cho biết thêm.

Báo Bà Rịa Vũng Tàu
Đăng ngày 13/09/2022
Hồng Phúc
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 07:21 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 07:21 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 07:21 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 07:21 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 07:21 22/11/2024
Some text some message..