Nuôi cá nước ngọt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm: Nhu cầu thiết yếu của người dân

Hồ Định Bình, huyện Vĩnh Thạnh, với tiềm năng nguồn nước dồi dào, hiện có khoảng 30 hộ đang nuôi cá lồng bè, với khoảng 125 lồng, tổng thể tích lồng nuôi lên đến hơn 10.000 m3.

Cá điêu hồng
Sản lượng cá điêu hồng hàng năm trên hồ Định Bình rất lớn. Ảnh: NTN

Trong vài năm trở lại đây việc phát triển nuôi cá nước ngọt trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực, đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ nuôi. Ngoài đối tượng nuôi chính là cá điêu hồng với sản lượng hàng năm khoảng 700 tấn, người dân ở đây còn nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao như cá thát lát cườm, cá lăng nha, cá chình bông, cá rô đầu vuông, cá bống tượng,…

Điển hình anh Bùi Văn Nhị, xã Vĩnh Hảo có thâm niên trong nghề nuôi cá lồng trên hồ Định Bình. Trước đây, anh chủ yếu tập trung nuôi các đối tượng như cá điêu hồng, rô phi,…mang lại nguồn thu nhập khá ổn định cho gia đình. Nhưng trong vài năm trở lại đây, nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và phục vụ nhu cầu của thị trường anh đã mạnh dạn đầu tư và thả nuôi thêm cá thát lát cườm. Hiện tại, cơ sở của gia đình anh có tất cả 10 lồng nuôi cá, với diện tích của mỗi lồng là 50m3, trong đó có 8 lồng nuôi cá điêu hồng và 2 lồng nuôi cá thát lát.

Anh Nhị chia sẻ: “Tôi bắt đầu nuôi cá điêu hồng từ năm 2009, sau vài vụ nuôi thành công, tôi mở rộng quy mô lồng nuôi và đầu tư thêm vốn để thả nuôi các loại cá khác. Đầu năm 2023, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, tôi thả nuôi 5.000 con cá giống thát lát kích cỡ 6 – 10 cm/con.

Đến thời điểm hiện tại cá phát triển rất tốt, kích cỡ đồng đều trung bình đạt 470 gam/con, ước lãi đến thời điểm hiện tại dao động từ 40 – 42 triệu đồng. Tôi sẽ tiếp tục đầu tư và chăm sóc đến khi đạt trọng lượng thương phẩm để thu hoạch, khi đó hiệu quả kinh tế đem lại sẽ cao hơn. Đây là đối tượng mới nuôi, so với các giống cá hiện đang nuôi, cá thát lát cườm có giá trị kinh tế cao hơn hẳn, cá lớn nhanh và chống chịu được bệnh tốt”.

Tuy nhiên, việc phát triển nuôi cá nước ngọt hiện nay gặp phải một số khó khăn cần giải quyết như việc chưa chủ động được nguồn cá giống có chất lượng, công tác phòng và trị bệnh cho cá nuôi gặp rất nhiều khó khăn, việc sử dụng thuốc điều trị hiệu quả mang lại không cao. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ chưa được ổn định, các hộ nuôi thường bị thương lái ép giá. Vì vậy việc phát triển nghề nuôi cá theo hướng liên kết tiêu thụ sản phẩm là ưu tiên cấp bách trong thời gian đến. Điều cần thiết là các hộ nuôi cần liên kết thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác, chi hội để hỗ trợ lẫn nhau về mặt kỹ thuật, cùng nhau hỗ trợ trong sản xuất cũng như tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm.

Nuôi lồng bèCá thát lát cườm, đối tượng nuôi mới có hiệu quả kinh tế. Ảnh: NTN

Ngoài ra, việc phát triển nuôi cá cần phải có sự quản lý, hướng dẫn của các cơ quan chức năng chuyên môn, quy hoạch vùng nuôi phù hợp, tránh phát triển tràn lan; các hộ nuôi phải đăng ký và được cấp phép nuôi cá lồng bè; tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản,…

Anh Nguyễn Trọng Độ, xã Vĩnh Hảo cho biết: Đa số các hộ nuôi cá trên địa bàn huyện đều có kinh nghiệm cũng như được hướng dẫn kỹ thuật từ các cơ quan chuyên môn, có sản lượng cá thương phẩm nhưng đầu ra thì chưa ổn định. Nhiều khi cá đạt kích cỡ thương phẩm thì không có thương lái thu mua hoặc bị ép giá. Chẳng hạn như hiện nay, giá cá rất bấp bênh, cá điêu hồng lúc thì dược 50.000 đồng/kg, có lúc lại giảm xuống chỉ còn 35.000 đồng/kg, nên tâm lý người nuôi rất dao động. Bà con chúng tôi mong các cơ quan chuyên môn giúp đỡ, hỗ trợ trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.

Ông Lê Văn Thuận, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh cho hay: Trong những năm qua, Trung tâm đã phối hợp triển khai nhiều mô hình nuôi cá nước ngọt thương phẩm như cá thát lát, cá điêu hồng, cá chình, cá rô đầu vuông,… đã đem lại thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống cho người dân. Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục tham mưu UBND huyện xây dựng các mô hình gắn với liên kết trong sản xuất, hỗ trợ các hộ dân ký hợp đồng với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm với giá cả hợp lý, tạo đầu ra ổn định, qua đó giúp các hộ dân yên tâm trong việc phát triển nghề nuôi cá.

Với diện tích mặt nước lớn, huyện Vĩnh Thạnh có nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt, sản lượng mang lại có thể tăng lên gấp nhiều lần so với hiện nay. Chính quyền địa phương cần có chính xác xây dựng và nhân rộng các mô hình, dự án nuôi cá lồng trên hồ chứa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ người nuôi có thị trường tiêu thụ với giá cả ổn định, yên tâm sản xuất và phục vụ cho nhu cầu chế biến và xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Đăng ngày 11/01/2024
NTN @ntn
Nông thôn

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:58 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 01:58 19/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 01:58 19/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:58 19/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 01:58 19/12/2024
Some text some message..