Nuôi cá tra nhỏ lẻ còn nguy cơ mất an toàn thực phẩm

Vừa qua, các địa phương ở ĐBSCL có nuôi nhiều cá tra chế biến xuất khẩu đã tập trung kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định, phát hiện nhiều vùng nuôi nhỏ lẻ còn nguy cơ mất an toàn. Đơn cử ở tỉnh Đồng Tháp là địa phương có diện tích nuôi cá tra lớn nhất.

Nuôi cá tra
Ao nuôi cá tra của các tỉnh Tây Nam Bộ. Ảnh: Tép Bạc

Việc kiểm tra do Chi cục Thủy sản tiến hành vào cuối tháng 7/2023, tập trung vào một số vùng nuôi cá tra cung cấp nguyên liệu cho 4 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Cụ thể, 45 vùng nuôi liên kết mua bán với Công ty TNHH MTV Thanh Bình Đồng Tháp, 41 vùng nuôi liên kết mua bán với Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, 10 vùng nuôi liên kết mua bán với Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông, 1 vùng nuôi liên kết mua bán với Công ty Caseamex.

Kết quả theo báo cáo của Chi cục Thủy sản, liên kết với Công ty TNHH MTV Thanh Bình Đồng Tháp có 45 vùng nuôi thì 4 vùng đã ngưng hoạt động, 9 vùng đạt và 32 vùng không đạt. Liên kết với Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn có 41 vùng nuôi thì 3 vùng đã ngưng hoạt động, 9 vùng đạt và 29 vùng không đạt. Liên kết với Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông có 10 vùng nuôi thì 2 vùng đã ngưng hoạt động, 1 vùng đạt và 7 vùng không đạt. Liên kết với Công ty Caseamex có 1 vùng nuôi, không đạt.

Đánh giá chung của Chi cục Thủy sản, đa phần các vùng nuôi của doanh nghiệp, của các cơ sở thực hiện theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT đều đáp ứng đủ điều kiện an toàn thực phẩm (điều kiện ao nuôi, cơ sở vật chất an toàn phù hợp sản xuất, sử dụng con giống đã được kiểm soát chất lượng). Còn các vùng nuôi nhỏ lẻ cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp thì vẫn mắc nhiều lỗi theo quy định.

Hội thảoTrong buổi tập huấn ngày 27/7/2023, cán bộ Cục Thủy sản hướng dẫn chi tiết việc làm bờ ao nuôi cá tra phải thay đổi nhiều thói quen để đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định

Các lỗi cụ thể là: Nhà kho thức ăn xuống cấp, bị nứt, sụp lún, không có đầy đủ pallet, xếp thức ăn không đảm bảo theo quy định, không kiểm soát được động vật gây hại, sử dụng kho chứa thức ăn cũng là nhà ở của công nhân. Chưa bố trí kho vật tư chứa bao bì đã qua sử dụng. Cơ sở chưa trang bị đầy đủ các biển báo an toàn lao động, chưa có đầy đủ dụng cụ đo các chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi theo quy định, chưa có thùng xử lý dụng cụ, một số vùng nuôi còn nuôi chó, gà gây mất vệ sinh.

Một số vùng nuôi mua giống từ những cơ sở chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.

Các vùng nuôi nhỏ lẻ chưa đầu tư khu vực xử lý chất thải và cá chết, bùn thải. Không lưu trữ các chứng từ về con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường, kết quả quan trắc môi trường. Chưa ghi chép, lưu trữ hồ sơ đúng theo quy định, gây khó khăn về việc truy xuất nguồn gốc.

Theo lãnh đạo Chi cục Thủy sản, nhiều lỗi có nguyên nhân chính là thói quen sản xuất theo tập quán cũ, tận dụng các kho lớn để dùng chung, không kín, không cách biệt. Đây cũng là lỗi chung của các vùng nuôi cá tra nhỏ lẻ ở ĐBSCL.

Trước thực trạng trên, Cục Thủy sản nêu ra một số câu hỏi để vùng nuôi cá tra trả lời, nếu trả lời được mới đạt yêu cầu. Có những câu hỏi mà thói quen sản xuất theo tập quán cũ không nghĩ tới. Đơn cử: Tần suất xử lý cá chết như thế nào? Quy trình xử lý khi cá bệnh, cá chết ra sao? Cách phân biệt cá chết tự nhiên và chết do bệnh? Kiểm soát sự xâm nhập vào khu nuôi của vật nuôi, dịch hại như thế nào? Mỗi ao có dụng cụ sử dụng riêng hay dùng chung cả vùng nuôi, nếu dùng chung thì kiểm soát mối nguy thế nào? Cơ sở nuôi có dự kiến ngày thu hoạch không, khi không thu họach vào ngày dự kiến thì xử lý ra sao?

Lãnh đạo Cục Thủy sản cho hay, yêu cầu của thị trường cá tra toàn cầu đang đòi hỏi các vùng nuôi cá phải thay đổi để đáp ứng, dù thay đổi thói quen là rất khó khăn nhưng là điều kiện cho ngành cá tra phát triển ổn định.

Quá trình thay đổi có nhiều khó khăn, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cũng cần chủ động trao đổi, phối hợp, hỗ trợ các vùng nuôi cá tra để đạt kết quả tốt. Khẩn trương khắc phục hạn chế, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cho các vùng nuôi cá tra để đưa ngành nuôi cá tra Việt Nam lên chất lượng mới.

Đăng ngày 28/08/2023
Sáu Nghệ
Góc nhìn

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 10:09 25/10/2024

Khử trùng nước bằng Ozone tốt hơn tia UV khi nuôi tôm tuần hoàn?

Nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong hệ thống tuần hoàn (RAS) đang phát triển ở nhiều nước. Tuy nhiên cũng phát triển nhóm Vibrio gây bệnh cho tôm và thường được sử dụng Ozone hay tia UV để làm giảm lượng vi khuẩn.

Nuôi tôm tuần hoàn
• 09:53 23/10/2024

Phó Thủ tướng yêu cầu xóa tàu cá “3 không” trong tháng 11

Ngày 17/10/2024, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU họp ở Cà Mau, cho biết cả nước còn hơn 9.300 tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép). Chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu trong tháng 11/2024 tập trung xóa hết tàu cá “3 không”

Tàu cá Việt Nam
• 09:25 22/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 11:15 18/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 07:56 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 07:56 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:56 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 07:56 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 07:56 09/11/2024
Some text some message..