Nuôi cá tra theo công nghệ sinh học cho sản lượng cao

Trong khuôn khổ chương trình Hội thảo về Giải pháp phát triển thủy sản bền vững vùng Đồng Tháp Mười, chiều 30/5, gần 100 nông dân nuôi trồng thủy sản 5 tỉnh: Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Long An đã đến tham quan mô hình nuôi cá tra theo công nghệ sinh học của Công ty TNHH Đại Đại Thành (tại xã Thạnh Hưng, thị xã Kiến Tường, Long An).

Nuôi cá tra theo công nghệ sinh học cho sản lượng cao
Thu hoạch cá tra

Đều là nông dân nuôi trồng thủy sản nhưng ai cũng hít hà trước sự đầu tư khủng của trang trại nuôi cá tra của Cty Đại Đại Thành. Con đường chạy dài giữa các ao trong trang trại được đổ bê-tông vững chắc. Cần xé cá thu hoạch được thả trên băng chuyển đẩy thẳng ra thuyền, đưa sang nhà máy chế biến của công ty.  

Ông Nguyễn Hữu Tài, quản lý trang trại cá tra Cty Đại Đại Thành cho biết, tổng diện tich 100 ha, có 69 ao nuôi, diện tích mỗi ao 1 ha. Cách đây 5 năm, nước ao nuôi vẫn còn bị phèn nên sản lượng thấp. Hiện nay, nước cấp cho ao nuôi từ các trạm bơm được xử lý trước khi thả cá. Ao cá được xử lý đáy với vôi, muối, tảo… kỹ trước khi nuôi để đảm bảo an toàn vệ sinh, hạn chế nguồn gây nhiễm bệnh cho cá. Hiện nay, sản lượng thu hoạch mỗi ao 300-400 tấn/vụ. Tổng thu hoạch khoảng 20.000 tấn/vụ (8 tháng/vụ).

Ông Kim Văn Tiêu, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đánh giá, cá tra nuôi đến thời kỳ thu hoạch nhưng nước ao vẫn rất trong, rất sạch chứng tỏ công ty xử lý môi trường vi sinh rất tốt. 400 tấn/vụ/ao là năng suất rất cao và lợi nhuận cực kỳ lớn so với trồng lúa. Nước sạch, cá sạch và sản lượng cũng cao hơn, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Long An cho biết, Đồng Tháp Mười là vùng đất mới, chưa nhiễm mặn, nước ít bị ô nhiễm, hệ thống sông ngòi chằng chịt là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Trong những năm qua, ngành thủy sản cũng đã phát triển và có những đóng góp rất đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh, năm 2018 sản lượng thủy sản tỉnh đạt 61.991,6 tấn, tăng 2.207,6 tấn so với năm 2017. Trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 47.266 tấn, tăng 33% so với năm 2010. Giá trị sản xuất năm 2010 là 1.639,6 tỷ đồng, tăng lên 2.200 tỷ đồng năm 2018, tăng 561 tỷ đồng (giá so sánh), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 3,75%/năm.

NNVN
Đăng ngày 04/06/2019
Phương Chi
Nuôi trồng

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 09:40 13/05/2024

Một số cách sửa chữa và vệ sinh cho ao lót bạt hiệu quả

Việc sửa chữa và vệ sinh cho bạt lót ao hồ tôm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đáy hồ khỏi những tác động có hại từ môi trường xung quanh, duy trì chất lượng nước và chất lượng bạt trong ao tôm. Tuy nhiên, để thực hiện điều này một cách hiệu quả, thì bà con cần phải có sự hiểu biết về các loại bạt cũng như các kỹ thuật sửa chữa, vệ sinh cho bạt.

Ao lót bạt
• 09:43 10/05/2024

Cách thức tôm hấp thụ Canxi và Magie

Khi nuôi tôm trong điều kiện nước biển sẽ tôm phát triển rất tốt, nếu nuôi trong điều kiện nước lợ độ mặn thấp người nuôi phải bổ sung Ca, Mg trong môi trường nước làm sao đạt được tỷ lệ tối ưu tỷ lệ Canxi và Magie phù hợp nhất cho tôm phát triển.

Tôm thẻ
• 09:57 09/05/2024

Vệ sinh các thiết bị nuôi tránh gây lây nhiễm ở vụ sau

Ngoài việc thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuẩn bị, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh và cải tạo kỹ ao cũ để đảm bảo chất bẩn, vi khuẩn có hại, dịch bệnh được xử lý triệt để cho ao tôm trước khi bắt đầu vụ mới. Thì bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy, làm thế nào để vệ sinh các thiết bị tránh gây lây nhiễm ở vụ sao đúng cách và an toàn. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thiết bị ao nuôi tôm
• 08:00 08/05/2024

Dự án Aqua Xanh nuôi tôm bền vững ở Cà Mau

Từ tháng 5/2024 đến tháng 7/2026, tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, triển khai thí điểm dự án Aqua Xanh với mục tiêu góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước để thực hành nuôi tôm bền vững và sau đó mở rộng ra vùng ĐBSCL.

Mô hình nuôi tôm
• 10:19 13/05/2024

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 10:19 13/05/2024

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 10:19 13/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 10:19 13/05/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi

Sáng ngày 11/4, tại xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi cho 30 hộ nông dân nuôi trồng thủy sản.

Nuôi lồng bè trên biển
• 10:19 13/05/2024