Nuôi lươn lãi lớn

Nông dân nuôi lươn trong hồ xi măng và bồn lót bạt tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp hiện đang rất phấn khởi khi thu hoạch, bởi lươn tăng giá.

thu hoạch lươn
Với giá bán như hiện nay, trung bình 1 tấn lươn thương phẩm, người nuôi có lãi khoảng 30 triệu đồng

Toàn huyện hiện có 52 hộ đang nuôi 85.000 con lươn trong 200 hồ xi măng, bồn lót bạt…, tập trung nhiều tại các xã An Long, Phú Thọ, Phú Thành A và Phú Thành B.

Chín hộ nông dân trong huyện hiện đã thu hoạch được 50 hồ, bồn với 3,5 tấn lươn thương phẩm. Nhiều thương lái ở trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp đến tận nơi thu mua lươn với giá dao động từ 124.000 - 132.000 đồng/kg, tức tăng từ 10.000 - 15.000 đồng/kg so với hơn một tháng trước.

Theo đa số người nuôi lươn ở xã Phú Thọ: Cứ đầu tư khoảng 3,5kg thức ăn sẽ cho ra 1kg lươn thương phẩm. Với giá bán như hiện nay, trung bình 1 tấn lươn thương phẩm, người nuôi có lãi khoảng 30 triệu đồng.

Với 32 bồn xi măng cạnh nhà, ông Trần Văn Đẳng ở ấp An Thịnh, xã An Long thả 22.400 con lươn giống. Sau hơn 7 tháng chăm sóc, lươn đạt trọng lượng bình quân 4 con/kg, ông Đẳng bán với giá 123.000 đ/kg, thu nhập trên 578 triệu đồng, trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc, ông Đẳng còn lãi hơn 180 triệu đồng.

Còn anh Bi ngụ xã An Long hiện đang nuôi 14.000 con lươn trong 20 bồn xi măng cạnh nhà. Đàn lươn nuôi của anh đang tăng trưởng tốt, không có dấu hiệu bị bệnh, trung bình từ 3 - 4 con/kg. Anh Bi cho biết: Với giá bán như hiện nay 132.000 đồng/kg, gia đình anh sẽ có khoản lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng.

Báo Nông Nghiệp VN, 21/05/2014
Đăng ngày 21/05/2014
Trần Trọng Trung
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Cung cấp gì cho tôm để hỗ trợ hấp thu tốt?

Hiệu quả hấp thu dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng, giảm hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), nâng cao sức khỏe tôm và từ đó gia tăng lợi nhuận cho người nuôi. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của tôm rất nhạy cảm với biến động môi trường, khẩu phần ăn và mầm bệnh. Do đó, việc hỗ trợ khả năng hấp thu dưỡng chất là một yếu tố quan trọng mà người nuôi cần đặc biệt quan tâm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:27 12/06/2025

Tôm giống và tôm trưởng thành: Nhu cầu dinh dưỡng khác nhau thế nào?

Trong nuôi tôm, việc hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng ở từng giai đoạn phát triển là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất cuối vụ. Tôm giống và tôm trưởng thành có hệ tiêu hóa, khả năng hấp thu và yêu cầu dưỡng chất hoàn toàn khác nhau. Vậy cụ thể sự khác biệt đó là gì? Hãy cùng Tepbac phân tích chi tiết.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:54 09/06/2025

Bảo vệ gan ruột tôm ngày mưa dài: Giải pháp then chốt cho vụ nuôi bền vững

Vào mùa mưa kéo dài – đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa – hệ gan ruột của tôm thường bị tổn thương, gây ra hàng loạt vấn đề như chậm lớn, tiêu hóa kém, phát sinh bệnh đường ruột hoặc bùng phát các bệnh nguy hiểm như phân trắng, EMS, hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND)... Do đó, bảo vệ gan ruột tôm trong những ngày mưa dài là bài toán sống còn cho người nuôi tôm muốn đảm bảo thành công vụ nuôi.

Gan ruột tôm
• 10:15 06/06/2025

Cần làm gì để phòng ngừa bệnh TPD lúc này?

Mùa hè năm nay ở nhiều vùng nuôi tôm trên cả nước đang bước vào cao điểm của thời tiết mưa giông, độ mặn dao động thất thường, nhiệt độ thay đổi liên tục, là điều kiện lý tưởng để bệnh TPD (mờ đục hậu ấu trùng) xuất hiện và lan rộng tại các trại giống.

Tôm giống
• 11:03 05/06/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 05:20 16/06/2025

Khuyến khích thay thế thịt đỏ bằng cá trong khẩu phần ăn

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và lối sống lành mạnh, xu hướng điều chỉnh khẩu phần ăn theo hướng giảm thịt đỏ và tăng tiêu thụ cá đang ngày càng phổ biến. Không chỉ là sự thay đổi mang tính cá nhân, mà đây còn là một hướng đi được nhiều chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế toàn cầu khuyến khích nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm áp lực lên môi trường.

Ăn cá
• 05:20 16/06/2025

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 05:20 16/06/2025

Báo cáo xu hướng môi trường và sức khỏe tôm

Theo báo cáo định kỳ từ Farmext LAB (Từ ngày 08/06 – 13/06/2025) mang đến những tín hiệu tích cực khi tình hình dịch bệnh đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các chỉ số về vi khuẩn trong gan và ruột tôm vẫn ở mức báo động, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ người nuôi.

Nuôi trồng thủy sản
• 05:20 16/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 05:20 16/06/2025
Some text some message..