Nuôi ngao giá Vân Đồn: Bài học từ thất bại của nghề nuôi Tu hài

Nghề nuôi nghao giá ở Quảng Ninh đang rất phát triển tuy nhiên ngành này cần rút kinh nghiệm từ bài học của nghề nuôi tu hài.

Nuôi ngao giá Vân Đồn: Bài học từ thất bại của nghề nuôi Tu hài
Nuôi tu hài ở Quảng Ninh

Thất bại của nghề nuôi Tu hài

Tu hài (tên khoa học Lutraria philippinarum) là loài động vật có giá trị kinh tế cao trong các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở Việt Nam. Thịt tu hài có hương vị thơm ngon, ngọt, giàu dinh dưỡng, chứa 11,63% đạm, 0,42% đường, 1,22% muối khoáng và đặc biệt là 18 loại axit amin, trong đó có một số là những axit amin không thay thế.

Vào những năm 2008-2010, tu hài được xem như "con gà đẻ trứng vàng" cho người dân huyện đảo Vân Đồn. Nhiều hộ dân đã thoát nghèo, thậm chí có hộ trở thành tỷ phú nhờ thời kỳ hoàng kim của loài nuôi này. Nếu năm 2003, chỉ có chưa đến 10 hộ nuôi thì đến năm 2014, cả huyện có tới 700 hộ dân và doanh nghiệp chuyên nuôi tu hài.

Theo tính toán, bình quân mỗi lồng nuôi tu hài, người nuôi đầu tư 120.000 đồng, trong đó tiền giống từ 40.000-45.000 đồng. Vào năm 2012, chi phí cho nuôi 100 lồng tu hài chỉ mất 12 triệu đồng, nhưng sau 1 năm, thu được từ 25­30 triệu đồng. Do vậy, số người nuôi và sản lượng tu hài được ngư dân và doanh nghiệp ồ ạt tăng lên nhanh chóng. Nhiều hộ gia đình thế chấp sổ đỏ để vay ngân hàng, huy động người thân gia đình hùn vốn để đầu tư nuôi tu hài, từ vài trăm lồng lên tới hàng vạn lồng. Tuy nhiên, chính sự phát triển chóng mặt như trên đã đẩy nghề nuôi tu hài đến bờ vực sụp đổ. Chỉ trong hai năm 2011 và 2012, dịch bệnh bùng phát khiến tu hài nuôi chết hàng loạt.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vân Đồn, dịch bệnh đã xảy ra trên diện rộng làm toàn bộ tu hài nuôi của 650/700 hộ nuôi trên địa bàn bị chết, với số lượng hơn 200 triệu con giống cấp 2, gồm cả giống ương nuôi, nuôi thương phẩm và sản phẩm nuôi đã gần đến kỳ thu hoạch. Riêng thiệt hại về con giống đã lên tới hơn 200 tỷ đồng.

Thiệt hại lớn nhất phải kể đến các doanh nghiệp. Ông Hoàng Văn Thanh - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn - cho  biết chỉ riêng thiệt hại tại các doanh nghiệp đã lên đến 500 tỷ đồng. Nếu tính thiệt hại của cả 700 doanh nghiệp, hộ dân nuôi toàn huyện Vân Đồn thì lên đến trên 1.000 tỷ đồng. Ông Hoàng Văn Cường - Giám đốc Công ty Quan Minh - cho biết công ty thả nuôi hơn 200.000 lồng, đã bị chết hết, thiệt hại đến 30 tỷ đồng.


Ông Đỗ Hữu Tờ, Giám đốc Công ty TNHH Đỗ Tờ cho rằng, bên cạnh nguyên nhân chủ yếu do dịch bệnh, một nguyên nhân nữa là chất lượng nguồn giống không bảo đảm. Nguồn giống tu hài tại địa phương chỉ đáp ứng được 5 - 10% nhu cầu, vì vậy phải nhập thêm giống từ Trung Quốc và các tỉnh miền Trung, nên không kiểm soát được dịch bệnh, cộng với môi trường nuôi bị ô nhiễm do mật độ nuôi quá lớn. Vụ nuôi năm 2012, riêng Công ty TNHH Đỗ Tờ thiệt hại hơn 15 triệu con giống, trị giá khoảng 20 tỷ đồng.

Nghề nuôi ngao giá Vân Đồn

Sau khi nghề nuôi tu hài thoái trào, các hộ nuôi nhuyễn thể ở Vân Đồn dựa vào hàu Thái Bình Dương và đặc biệt là ngao giá loài đang nổi lên như một "tu hài mới". Ngao giá - hay còn gọi là Ngao hai cùi - (tên khoa học Tapes dorsatus Lamarck, 1818).

Ngao giá được đánh giá là loại ngon nhất trong họ nhà ngao, thịt giòn, ngon ngọt đậm đà vị biển. Vài năm trở lại đây, giống ngao này rất được ưa chuộng, nhất là trong các nhà hàng hải sản phục vụ khách du lịch ở Quảng Ninh. Giá bán tại các hộ nuôi từ 50.000 đến 100.000 đồng, nhưng khi đến các nhà hàng hải sản thì lên tới 220.0 đồng/kg. Chính vì vậy, nghề nuôi ngao giá ở Quảng Ninh đang phát triển mạnh.

Năm 2015, toàn huyện có trên 150 hộ nuôi ngao giá, năm 2016 tăng lên gấp đôi với 300 hộ nuôi, tổng diện tích nuôi 250ha, sản lượng đạt đến 250 tấn. Vụ thu đông 2016, lượng ngao giá giống cho nuôi thương phẩm khoảng 70 triệu con, thả nuôi trong 3,5 triệu lồng, sản lượng thu được 4.000 tấn, trị giá 280 tỷ đồng. Vụ thu đông 2017, với lượng giống trên 250 triệu con, sẽ thả nuôi khoảng hơn 10 triệu lồng, sản lượng ước đạt trên 15.000 tấn, trị giá 700 - 800 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần so với năm 2016. Đến thời điểm này số hộ nuôi ngao giá toàn huyện là 1.000 hộ, cao gấp 1,5 lần so với năm 2016.

Ngao giá được nuôi tương tự như tu hài. Theo các hộ nuôi, ngao giá là giống ngao sinh trưởng nhanh, trọng lượng lớn, có khả năng kháng bệnh tốt nên rất dễ nuôi và có thể nuôi theo nhiều hình thức khác nhau.

Có 2 kiểu nuôi: Nuôi bằng lồng và nuôi bãi. Mỗi lồng thả nuôi từ 70 - 100 con giống cấp 2, kích thước từ 1,5 - 2,5 cm; thời gian thả từ tháng 3, tháng 4, nuôi khoảng 1 năm (tuỳ thuộc vào địa điểm nuôi); cho thu hoạch từ 2,0 - 2,5kg ngao thương phẩm/lồng (25 - 30 con/ kg), giá bán từ 70.000 - 120.000 đồng/kg (tuỳ thuộc vào kích cỡ).

Nhiều hộ dân nhờ nuôi ngao giá vươn lên làm giàu, tạo việc làm cho nhiều lao động khác ở địa phương. Anh Nguyễn Văn Thanh (thôn 3, xã Thắng Lợi) cho biết: "5o với nuôi tu hài thì giá trị dinh dưỡng của ngao giá không kém. Trên cùng diện tích, đâu tư nuôi ngao chỉ bằng 70 - 80% nuôi tu hài; tỷ lệ sống của ngao giá khá cao, từ 94 - 97%. Vụ nuôi gối nám 2015 đến đâu 2016, gia đình tôi thu hoạch được 20 tấn, doanh thu 1,5 tỷ đồng. Nám nay tôi quyết định thà nuôi thêm 10.000 lồng, nâng tổng số lên 30.000 lồng, dự kiến tháng 9 nám nay sẽ cho thu hoạch".

Anh Phạm Văn Cương (xã Bản Sen), một triệu phú trẻ nuôi ngao giá, cho biết: "Gia đình tôi nuôi ngao hai cùi được bốn nám nay. Nám 2018 nuôi 30.000 lồng với diện tích mặt biển hơn 2 ha; giá bán từ60.000 đến 90.000đồng mỗi kg. Nếu thu hoạch hết, gia đình tôi bán được khoáng hơn 2 tỷ đồng, trừ chi phí cũng lãi hơn 1 tỷ đồng’".

Anh Phạm Văn Đông (xã Bản Sen), người mới nuôi thử nghiệm ngao giá vụ đầu tiên, chia sẻ: "Tôi đã lán lộn với nhiều nghề, đi làm thuê khắp nơi, nay thấy nghề nuôi ngao giá ở quê hương phát triển mạnh, tôi cũng về nuôi thử nghiệm. Hiện tại tôi đang chuẩn bị bãi, lồng thá, vài hôm nữa là xuống giống’".

Cần giải pháp để tránh lối mòn

Những lợi ích từ nghề nuôi ngao giá mang lại là rất rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn đang có những vấn đề đang đợi những nhà quản lý, nhà khoa học và nhà sản xuất giải quyết.

• Vấn đề giống: Hiện nay, giống ngao giá cấp 1 tại huyện mới chỉ sản xuất được trên 15 - 20 triệu con, trong khi nhu cầu nuôi lên đến gần 100 triệu con. Vì vậy nguồn giống chủ yếu nhập từ một số tỉnh miền Trung như Khánh Hòa và Ninh Thuận, thậm chí còn phải nhập từ Trung Quốc. Điều này kh­iến giá ngao giống ở Vân Đồn luôn ở trong tình trạng sốt cao. Chất lượng ngao giống cần được chú trọng, bởi khi cầu cao hơn nguồn cung, chất lượng của con giống thường ít được kiểm soát, dễ kéo theo nhiều hệ lụy không tốt.

Vấn đề cát xốp: Các hộ nuôi và doanh nghiệp đang thiếu cát xốp để thả ngao giống. Theo Phòng NN & PTPT huyện Vân Đồn, 250 triệu con giống cần đến gần 100.000m3 cát xốp. Tại huyện, chỉ có Công ty TNHH Quan Minh được giao khai thác cát, đá, sỏi. Doanh nghiệp này đang gặp khó khăn về thủ tục pháp lý cần thiết, như đăng ký khu vực, công suất thiết bị, kế hoạch khai thác; phương án chi tiết khai thác, vận chuyển và tiêu thụ cát; phương án thu gom cát xốp đã qua sử dụng...

Vấn đề thị trường: Hiện nay, ngao giá chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc qua các kênh tiểu ngạch. Thị trường này rất bấp bênh. Trong trường hợp cán cân cung cầu chuyển dịch thì giá của ngao sẽ đi xuống, nguy cơ bị ép giá là khá cao. Đối với thị trường nội địa, ngao giá chưa được giới thiệu ở nhiều tỉnh thành, mới chủ yếu phục vụ khách du lịch. Chính vì thế, cần xem xét có những giải pháp kịp thời để giải quyết bài toán đầu ra.

Vấn đề quy hoạch: Khu vực vịnh Bái Tử Long thuộc các xã Bản Sen, Thắng Lợi, Đông Xá tràn ngập bè nuôi nhuyễn thể. Từ những dải xốp trắng nuôi hàu cho đến những bè nuôi ngao, tu hài đang khiến cảnh quan nơi này lộn xộn, mất mỹ quan. Sự gia tăng ồ ạt số lượng bè, dây và lồng nuôi nhuyễn thể có nguy cơ gây mất cân bằng hệ sinh thái vùng vịnh này. Nguồn thức ăn tự nhiên và môi trường sống của các loài nhuyễn thể sẽ bị ảnh hưởng và tác động đến sinh trưởng và phát triển của chúng.

Cần một hướng đi bền vững

Bài học đắt giá từ việc nuôi tu hài đã mang lại cho những nhà quản lý nghề NTTS tại Vân Đồn những kinh nghiệm quý báu. Sự phát triển "nóng" là điều cần tránh nếu muốn hướng tới tính bền vững. Hiện nay, gần như độ "nóng" của ngao giá giống như tu hài những năm về trước. Rõ ràng, đây là một tín hiệu báo động.

Ông Nguyễn Quang Ninh, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT Vân Đồn cho biết: "Ngay từ đâu nám, huyện đỡ khuyến cáo các hộ nuôi thuỷ sân từ công tác chọn giống, kiểm dịch giống trước khi thâ nuôi, chấp hành nghiêm quy định của Nhà nước đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở nuôi trồng thuỷ sân, cho đến việc mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, chưa thể chắc chắn điều gì khi thời tiết, thiên tai, dịch bệnh xây ra".

Về ngao giống, cần có những giải pháp siết chặt quản lý cả về chất lượng và số lượng. Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng Trung tâm Giống nhuyễn thể tại xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn với tổng mức đầu tư lên đến 200 tỷ đồng. Với diện tích trên 300 ha và công suất từ 1,5 tỷ con giống/năm trở lên, theo kế hoạch, khi đi vào hoạt động Trung tâm sẽ đáp ứng được nhu cầu về giống nhuyễn thể ở tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh ven biển phía Bắc. Quảng Ninh cũng đã quy hoạch vùng nuôi nhuyễn thể tập trung ở Móng Cái, Quảng Yên, Vân Đồn, Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên; quy hoạch vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung tại Vân Đồn (sản xuất giống tu hài, hàu Thái Bình Dương, bào ngư, ngao giá...) 

Hieuhoinuoibien
Đăng ngày 28/02/2019
Lê Xuân Chinh
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 15:03 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 15:03 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 15:03 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 15:03 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 15:03 20/04/2024