Nuôi ngao Nam Định

Nam Định hiện có trên 15.500ha nuôi thủy sản, trong đó, diện tích nuôi nhuyễn thể năm 2016 là 1.946ha, tăng 290ha so với năm 2015, các đối tượng chủ yếu là ngao, vạng..

Phát triển nuôi ngao Nam Đinh
Thu hoạch ngao tại VQG Xuân Thủy (Giao Thủy)

Sản lượng đạt 31.795 tấn, tăng 13,23% so với năm 2015. Năng suất bình quân đạt hơn 17 tấn/ha/năm. Có những bãi nuôi đạt năng suất cao 20 tấn/ha/năm. Đây là những kết quả đáng mừng trong nghề nuôi nhuyễn thể. Với những giá trị kinh tế mang lại, những năm gần đây, nhuyễn thể được xác định là một trong những đối tượng nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh. Hơn nữa, nhuyễn thể sử dụng thức ăn tự nhiên là chủ yếu; hình thức nuôi không quá phức tạp, phần lớn là nuôi trực tiếp ở các bãi triều, cửa sông ven biển, nơi có nền cát hoặc cát pha bùn.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trên, việc nuôi nhuyễn thể cũng đang gặp nhiều thách thức. Thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến việc nuôi thủy sản nói chung và nuôi nhuyễn thể nói riêng. Bên cạnh đó, lợi nhuận từ nuôi nhuyễn thể khá lớn, nên nhiều người đã tự phát nuôi ngao, vạng… không theo quy hoạch. Nhiều địa phương không có quy hoạch chi tiết, cụ thể. Một bộ phận người dân thiếu ý thức, sản xuất, kinh doanh giống nhuyễn thể chạy theo lợi nhuận trước mắt, không chú trọng đến chất lượng con giống hoặc kinh doanh giống có nguồn gốc không rõ ràng; không tuân thủ quy định, khuyến cáo kỹ thuật về mùa vụ, mật độ nuôi, diện tích nuôi. Đó là một trong những nguyên nhân gây nên dịch bệnh và thiệt hại trên các đối tượng thủy sản nói chung và nhuyễn thể nói riêng.

Để phát triển nuôi nhuyễn thể bền vững

Điều này đòi hỏi các địa phương cần có quy hoạch và quản lý quy hoạch chi tiết vùng nuôi nhuyễn thể tập trung, đảm bảo kiểm soát tốt chất lượng con giống, mật độ nuôi và các yếu tố môi trường để giảm thiểu dịch bệnh và hiện tượng con nuôi chết do thiếu nguồn thức ăn tự nhiên.

Sở NN và PTNT đã phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác khảo sát các vùng nuôi, khuyến cáo người dân nuôi theo quy hoạch, vị trí và thời vụ nuôi, bảo đảm có hiệu quả kinh tế cao, năng suất, chất lượng tốt và ổn định lâu dài. Phối hợp với UBND các huyện: Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng xây dựng kế hoạch sản xuất; hướng dẫn cho người nuôi áp dụng các quy trình kỹ thuật nuôi mới; cách phòng trị bệnh cho nhuyễn thể cũng như chọn thời điểm thu hoạch sao cho hiệu quả nhất, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến, thu mua sản phẩm, tránh tình trạng thu hoạch rộ vào một thời điểm. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người nuôi cần chủ động theo dõi diễn biến thời tiết để có những biện pháp phòng chống và khắc phục hiệu quả. Ngoài ra, người dân cũng chú ý kiểm tra vùng nuôi sau khi được quy hoạch hoặc trước khi thả giống, tùy theo điều kiện nền đáy bãi nuôi, tính toán lịch con nước thủy triều để tiến hành vệ sinh, cải tạo mặt bãi. Yêu cầu các cơ sở sản xuất giống phấn đấu nâng cao năng lực sản xuất, nuôi theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, kiểm soát nguồn giống bố mẹ để có con giống thương phẩm tốt.

Huyện Giao Thủy có thế mạnh về nuôi ngao, nhiều hộ đạt doanh thu hàng tỷ đồng/năm. Hiện toàn huyện có 1.773ha diện tích nuôi ngao. Trong đó, Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy là một trong những đơn vị nuôi ngao đứng đầu huyện. Hiện tại vùng lõi VQG có gần 400 vây (lô, đầm) nuôi ngao quảng canh với tổng diện tích hơn 1.100ha. Sản lượng ngao nhiều năm qua luôn giữ ổn định từ 10-12 nghìn tấn và đem lại nguồn thu hằng năm ước tính từ 150-200 tỷ đồng cho người dân trong khu vực này. Để việc nuôi ngao phát triển bền vững, VQG đã phối hợp với 5 xã vùng đệm là xã Giao Thiện, Giao An, Giao Hải, Giao Lạc, Giao Xuân xây dựng mô hình đồng quản lý, chia sẻ lợi ích.

Theo đó, VQG cho phép người nuôi sử dụng đất mặt nước để nuôi ngao, đồng thời thu tiền dịch vụ môi trường rừng để chi cho công tác quản lý khu nuôi ngao quảng canh, bảo tồn thiên nhiên và phát triển cộng đồng, quỹ phúc lợi của UBND các xã vùng đệm tham gia đề án và của UBND huyện Giao Thủy.

Dự án đã giúp sự quản lý hoạt động nuôi ngao tại vùng lõi VQG được hiệu quả và chặt chẽ hơn, người nuôi ngao có ý thức hơn và việc nuôi cũng đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, mô hình khu bảo tồn ngao bản địa cũng đã được triển khai, tạo điều kiện cho người nuôi ngao gắn bó bền chặt hơn với nghề. Trong hội nghị triển khai nhiệm vụ sản xuất thủy sản năm 2017, đồng chí Nguyễn Phùng Hoan, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu Sở NN và PTNT trong năm 2017 phấn đấu xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngao, giúp ngao Nam Định nâng cao vị thế trên thị trường, thúc đẩy quá trình lưu thông, nâng cao giá trị sản phẩm.

Những kết quả đạt được từ nghề nuôi ngao cho thấy hướng đi đúng trong định hướng phát triển kinh tế biển của tỉnh, khẳng định vị trí của con ngao trong cơ cấu giống thủy sản nuôi. Đây thực sự là đối tượng nuôi có giá trị trong phát triển kinh tế, giúp nhiều hộ dân nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần mang đến sự ổn định, bền vững cho ngành nuôi thủy sản của tỉnh nói chung.

Báo Nam Định
Đăng ngày 12/06/2017
Thanh Hoa
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 15:10 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 15:10 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 15:10 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 15:10 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 15:10 25/11/2024
Some text some message..