Nuôi thử nghiệm các đối tượng thủy sản mới ở Quảng Bình

Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình triển khai thực hiện nhiều mô hình nuôi thủy sản với các đối tượng nuôi mới được xem là đặc sản, như tôm càng xanh, cá chạch bùn, cá chình, ốc hương. Hiệu quả của các mô hình nuôi thử nghiệm đã mở ra hướng chuyển đổi đối tượng nuôi, phù hợp với điều kiện nuôi và chăm sóc của nhiều địa phương.

Nuôi thử nghiệm các đối tượng thủy sản mới ở Quảng Bình
Mô hình nuôi thử nghiệm bán thâm canh tôm càng xanh thương phẩm trong ao đất ở xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy.

Quảng Bình có phá Hạc Hải rộng trên 12km nằm ở hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh. Là vùng đầm phá nước lợ có hệ sinh thái rất dồi dào, trong đó nhiều loài thủy sản có giá trị như: tôm, cua, cá bống, cá leo, cua đồng... Nhằm đảm bảo lương thực cho người dân, trước đây, tỉnh Quảng Bình đã xây đập ngăn mặn Mỹ Trung, ngọt hóa phá Hạc Hải để trồng lúa. Do vậy, những năm gần đây nguồn lợi thủy sản trên phá có phần bị suy giảm.

Nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao, đồng thời khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế vùng phá Hạc Hải rộng lớn, có điều kiện môi trường sinh thái phù hợp với tập tính sinh sống của tôm càng xanh, năm 2018, từ nguồn kinh phí hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình triển khai thực hiện mô hình nuôi thử nghiệm bán thâm canh tôm càng xanh thương phẩm trong ao đất.

Mô hình được thực hiện trên quy mô 2 ao nuôi với diện tích 8.500m2/ao tại xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy và xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh. Qua theo dõi bước đầu cho thấy, tôm càng xanh phù hợp với điều kiện nuôi của địa phương, sinh trưởng tương đối tốt, chưa thấy dịch bệnh nguy hiểm xảy ra. Tôm giống thả mật độ 10 con/m2. Sau 5 tháng nuôi, trọng lượng tôm trung bình đạt 30 con/kg. 

Mô hình nuôi thử nghiệm bán thâm canh tôm càng xanh thương phẩm trong ao đất đã mở hướng chuyển đổi vùng đất chiêm trũng nhiễm mặn làm lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Từ kết quả mô hình, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình có cơ sở đánh giá tình hình sinh trưởng, hiệu quả kinh tế của tôm càng xanh nhằm hoàn thiện quy trình nuôi, đồng thời phổ biến cho bà con nông dân nhân rộng mô hình phục vụ nhu cầu thị trường tiêu thụ trong tỉnh và du khách đến tham quan.

Anh Nguyễn Ngọc Ánh, xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy cho biết: “Mô hình nuôi thử nghiệm bán thâm canh tôm càng xanh thương phẩm trong ao đất mang lại hiệu quả kinh tế cao so với việc trồng lúa. Có thể nói, 1 năm nuôi tôm bằng 10 năm làm lúa. Thời gian tới, tôi sẽ mở rộng mô hình này ở phá Hạc Hải”.

Cá chạch bùn được xem là đặc sản và được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, loài cá này trong tự nhiên đang bị suy giảm số lượng bởi ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường và cả phương pháp đánh bắt của người dân. Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình đã tiếp tục thực hiện thành công mô hình nuôi cá chạch bùn trong ao có lót bạt với mục tiêu đa dạng hóa đối tượng, hình thức nuôi thủy sản nước ngọt, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.

Mô hình nuôi cá chạch bùn trong ao có lót bạt được thực hiện trên quy mô 2 hộ nuôi ở xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy và xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh với tổng diện tích 2 ao nuôi 1.200m2. Các hộ thực hiện mô hình được Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình hỗ trợ 100% giống cá; 30% thức ăn, thuốc hóa chất và được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn kỹ thuật nuôi từ khi triển khai đến khi kết thúc mô hình.

Qua theo dõi cho thấy, cá chạch bùn có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, thời gian nuôi ngắn, tránh được lũ lụt trong năm. Sau hơn 3 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng 30 con/kg, tỷ lệ sống ước đạt 85 - 90%. Ước tính sản lượng cá thu hoạch đạt 1.000 – 1.200kg. Với giá bán từ 80.000 – 100.000đ/kg, sau khi trừ chi phí thu lãi trên 30 triệu đồng.

Ốc hương là loài đặc sản có giá trị kinh tế cao và đang được thị trường ưa chuộng. Với mục tiêu đa dạng hóa đối tượng nuôi mới, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình đã triển khai thử nghiệm mô hình nuôi ốc hương thương phẩm trong ao cát lót bạt trên diện tích 2.000m2 ở xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch.


Mô hình nuôi thử nghiệm ốc hương thương phẩm trong ao cát lót bạt ở xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch.

Ốc hương sống trong nước sạch nên ao nuôi phải đảm bảo nguồn nước chủ động, không bị ô nhiễm, có hệ thống cấp và thoát nước chủ động, bờ ao được gia cố chắc chắn, ao lót bạt, đáy cát mịn dày khoảng 20 – 25cm. Hộ thực hiện mô hình đã thả 50 vạn con giống, kích cỡ giống đưa vào thả 40.000 con/kg; mật độ thả 250 con/m2. Thức ăn của ốc hương chủ yếu là cá biển, tôm, ghẹ tươi. Qua theo dõi hơn 3 tháng nuôi cho thấy, ốc hương phát triển tương đối tốt, chưa thấy dịch bệnh xảy ra. Ước tính đến thời điểm thu hoạch, trọng lượng bình quân đạt 120 – 130 con/kg.

Tại phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình đã triển khai  thử nghiệm mô hình nuôi thâm canh cá chình bằng lồng trong ao đất. Cá chình là loài đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao, thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Cá chình tự nhiên được thị trương ưa chuộng nên việc khai thác quá mức đã khiến nguồn lợi loại này suy giảm đáng kể. Để bảo vệ nguồn lợi giống cá chình phục vụ nhu cầu dùng trong nước và tiến tới xuất khẩu, việc đối tượng này vào nuôi thương phẩm là rất cần thiết; đồng thời nhằm đa dạng hóa đối tượng, hình thức nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh, góp phần mở rộng nghề nuôi trồng thủy sản, nâng cao thu nhập cho người dân. 

Mô hình nuôi thâm canh cá chình bằng lồng trong ao đất được triển khai từ tháng 4/2018 với 1.100 con cá giống thả trong 5 lồng nuôi, có diện tích 55m3, lồng được đặt cách đáy ao 50 – 60cm và được cố định bằng dây. Bên trên dãy lồng nuôi được thiết kế hệ thống mái che theo kiểu nhà vòm, có lợp lưới màu đen để làm mát cho cá vào mùa hè. Thức ăn của cá chình chủ yếu là giun quế và cá tạp tươi xay nhỏ.

Các mô hình nuôi thử nghiệm đối tượng thủy sản mới được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình triển khai đã khai thác tốt lợi thế, điều kiện tự nhiên, lao động của từng địa phương, đặc biệt đánh thức tiềm năng nuôi trồng thủy sản, góp phần giúp nông nghiệp Quảng Bình phát triển bền vững trước thách thức biến đổi khí hậu rõ nét.

Bà Hồ Thị Thủy, Phó Trưởng Phòng Chuyển giao kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình cho biết: “Thực hiện kế hoạch năm 2018, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình đã triển khai các mô hình trên nhiều đối tượng nuôi mới và hình thức nuôi khác nhau. Qua thời gian triển khai, chúng tôi cũng gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Sở, Trung tâm cũng như sự phối hợp của chính quyền địa phương và sự nhiệt tình của các hộ nuôi nên đến nay, các mô hình được triển khai đã đảm bảo đúng tiến độ và đạt yêu cầu về kỹ thuật. Thông qua kết quả của các mô hình đã được triển khai, thời gian tới, chúng tôi sẽ hỗ trợ người dân về kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất”.

Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình tiếp tục khuyến khích và tìm kiếm cơ hội đầu tư phát triển hạ tầng cho các vùng nuôi thủy sản; áp dụng quy trình chuẩn thực hành nuôi tốt, từng bước áp dụng công nghệ cao đảm bảo an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; tạo điều kiện, khuyến khích các hộ dân, doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, phát triển đa dạng các đối tượng nuôi thủy sản. Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cơ quan chức năng cũng như sự tìm tòi học hỏi không ngừng của bà con nông dân, việc phát triển đa dạng các đối tượng nuôi thủy sản sẽ được nhân rộng, phù hợp với đặc điểm, năng lực tổ chức hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm của mỗi địa phương trong tỉnh.

QBTV
Đăng ngày 13/09/2018
Đặng Hiền
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 14:36 21/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 14:36 21/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 14:36 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:36 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 14:36 21/12/2024
Some text some message..