Nuôi thủy sản 2019: Cần tuân thủ lịch thời vụ và tăng cường quản lý vùng nuôi

Nuôi trồng thủy sản năm 2018 trên địa bàn tỉnh được đánh giá là thuận lợi, dịch bệnh trên thủy sản nuôi cũng giảm hơn so với các năm trước. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại. Để nuôi trồng thủy sản năm 2019 thành công, Sở NN-PTNT đã xây dựng kế hoạch lịch thời vụ cho từng đối tượng nuôi, các địa phương đang tăng cường công tác quản lý tại các vùng nuôi.

Nuôi thủy sản 2019: Cần tuân thủ lịch thời vụ và tăng cường quản lý vùng nuôi
Người nuôi tôm ở vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa) đang kiểm tra tôm nuôi - Ảnh: ANH NGỌC

Nhiều tồn tại

Theo Sở NN-PTNT, năm 2018 trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.650ha nuôi thủy sản, trong đó nuôi tôm nước lợ chiếm hơn 80% tổng diện tích và khoảng 20% nuôi thủy sản nước mặn bằng lồng bè. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng lồng bè đang thả nuôi thủy sản tại các địa phương là hơn 96.670 lồng, vượt khá cao so với quy hoạch (khoảng 49.000 lồng). Trong đó, TX Sông Cầu có khoảng 82.325 lồng (quy hoạch là 32.900 lồng, tăng gấp 2,5 lần); huyện Đông Hòa khoảng 7.220 lồng (quy hoạch tạm thời là 3.380 lồng, tăng hơn 2 lần). Ngoài ra, tại TX Sông Cầu và huyện Tuy An, một số doanh nghiệp và người dân còn nuôi cá, ốc hương và một số đối tượng nuôi khác.

Từ đầu năm đến nay đã có khoảng 123ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị bệnh, chủ yếu bị bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp. Đối với nuôi thủy sản lồng bè, đã xảy ra dịch bệnh trên tôm hùm tại xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu) với khoảng 8.000 lồng nuôi, làm chết khoảng 20% tổng đàn.

Theo ông Ngô Văn Bá ở xã Xuân Phương (TX Sông Cầu), từ đầu năm đến nay, do con giống tôm hùm rất rẻ nên tại vùng nuôi vịnh Xuân Đài đã phát sinh một lượng lớn lồng nuôi mới. Việc phát sinh này đã làm cho vùng nuôi quá tải, mật độ lồng nuôi quá dày nên xảy ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

Ông Nguyễn Thái Hải Anh, Phó Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, cho biết: Địa phương chưa kiểm soát được sự gia tăng số lượng lồng nuôi thủy sản nên dẫn đến tình trạng thả nuôi tràn lan ở vịnh Xuân Đài. Nguyên nhân là hiện nay chưa có chế tài xử lý việc đóng mới lồng bè; lượng con giống tôm hùm nhập về địa phương quá nhiều với giá rất rẻ, chỉ từ 18.000-20.000 đồng/con (thấp hơn 10 lần so với giá tôm giống các năm trước).

Trong khi đó thì việc kiểm soát, quản lý giống tôm hùm chưa hiệu quả, chưa có biện pháp giải quyết triệt để tình trạng vi phạm lĩnh vực thủy sản, địa phương chưa cấp kịp giấy chứng nhận đăng ký bè nuôi trồng thủy sản, tiến độ sắp xếp và cho thuê mặt nước nuôi trồng thủy sản trên địa bàn còn chậm…

Ông Lê Thanh Sang, một người nuôi tôm ở xã Hòa Hiệp Nam (huyện Đông Hòa), cho biết: Năm nay, gia đình tôi thả nuôi 5 hồ với diện tích khoảng 15.000m2 tại vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch. Ngay từ đầu vụ nuôi năm 2018, tình hình thời tiết có nhiều bất lợi nên khi thả nuôi khoảng 1 tháng thì có 2 hồ với diện tích hơn 5.000m2 đã xuất hiện tôm bị bệnh và chết lai rai. Mặc dù gia đình tôi cải tạo ao nuôi rất kỹ trước khi thả giống và chọn mua tôm giống ở cơ sở uy tín, được kiểm dịch bài bản nhưng tôm vẫn bị bệnh.

Nhờ hướng dẫn của cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa, gia đình tôi đã bổ sung các loại khoáng chất, vitamin cho tôm nuôi và xử lý môi trường nước nên vụ kế tiếp dịch bệnh trên tôm nuôi được hạn chế…

Ông Đỗ Kim Đồng, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa, cho biết: Nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, song người dân chưa coi trọng việc bố trí hệ thống xử lý chất thải, còn phổ biến tình trạng xả nước thải chưa qua xử lý từ ao nuôi ra sông gây ô nhiễm nguồn nước tại vùng nuôi. Việc sử dụng chế phẩm sinh học và xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường cũng chưa được người nuôi thủy sản quan tâm.

Bên cạnh đó, hạ tầng vùng nuôi tôm, đặc biệt là vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch chưa thật sự hoàn chỉnh, nhiều khu nuôi tôm chưa có kênh cấp, kênh thoát nước riêng biệt, thậm chí có nhiều đoạn kênh bị bồi lắng, đáy kênh cao hơn đáy ao nuôi. Với những nguyên nhân này thì hậu quả là mầm bệnh vẫn tồn lưu khi nước ở các ao nuôi tôm bị bệnh thải ra môi trường, khả năng lây nhiễm rất cao.

Tăng cường quản lý con giống và vùng nuôi

Ông Phạm Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy An, cho biết: Hiện trên địa bàn huyện có 6 vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm là vùng nuôi đầm Ô Loan và các khu vực cửa biển Lễ Thịnh, Tiên Châu, Phước Đồng, Hòn Yến và Hòn Chùa. Để phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng ổn định hơn, địa phương đã đưa ra 7 giải pháp và đang thực hiện.

Theo đó, phải sớm hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết các vùng nuôi để triển khai giao, cho thuê mặt nước nuôi trồng thủy sản; củng cố, kiện toàn các tổ quản lý cộng đồng nuôi trồng thủy sản; hướng dẫn người nuôi tuân thủ các quy định về nuôi trồng thủy sản; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong nuôi trồng thủy sản; triển khai quyết liệt các giải pháp bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản; phối hợp với các đơn vị chuyên môn tăng cường quản lý, giám sát hoạt động nuôi trồng thủy sản tại địa phương; tăng cường quản lý con giống thủy sản, hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản…

Ông Lương Công Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TX Sông Cầu, cho biết: Địa phương kiến nghị Sở NN-PTNT tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguồn giống tôm hùm nhập về Phú Yên và thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh tôm hùm giống nếu vi phạm thì xử lý nghiêm. Sở NN-PTNT cũng cần tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động thủy sản tại các đầm, vịnh. Tỉnh cần quan tâm bổ sung vào quy hoạch khoảng 1.000ha mặt nước vùng biển hở, chuyển giao công nghệ nuôi hiện đại để TX Sông Cầu triển khai nhằm giảm áp lực nuôi tại các đầm, vịnh.

Theo Sở NN-PTNT, trên cơ sở góp ý của các địa phương, đơn vị này đã có hướng dẫn lịch thời vụ nuôi một số đối tượng thủy sản nước lợ, mặn năm 2019 trên địa bàn tỉnh. Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, cho biết: Để triển khai tốt lịch thời vụ nuôi thủy sản năm 2019, Sở NN-PTNT yêu cầu các địa phương ven biển có nuôi thủy sản phổ biến lịch thời vụ và mật độ thả nuôi đến từng vùng nuôi cụ thể để người nuôi thủy sản biết và áp dụng.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống khi cung ứng tôm giống cần chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước, không xuất bán tôm giống trước lịch mùa vụ, công bố chất lượng con giống trước khi xuất bán. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học phải đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định, không bán các loại hóa chất, kháng sinh cấm.

Sở NN-PTNT cũng đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc mở các lớp tập huấn, xây dựng các mô hình nuôi thủy sản an toàn, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, kiểm soát tốt chất lượng con giống sản xuất tại địa phương và giống nhập về Phú Yên, chủ động xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh nhằm đảm bảo vụ nuôi năm 2019 đạt hiệu quả cao nhất.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 18/12/2018
Anh Ngọc
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:23 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:23 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 12:23 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 12:23 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 12:23 25/04/2024