Nuôi thủy sản an toàn sinh học

Nhờ áp dụng mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh an toàn sinh học đã cho năng suất vượt trội so với mô hình SX truyền thống.

thu cá ngoài Hà thành
Thu hoạch cá ở ngoại thành Hà Nội.

Từ tháng 5/2015, trên diện tích 4 ha thuộc xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, 7 hộ gia đình đã chuyển từ nuôi trồng thủy sản theo hướng truyền thống sang nuôi thâm canh.

Dẫn chúng tôi tham quan khu nuôi trồng thủy sản của gia đình mình khi đang chuẩn bị thu hoạch, ông Nguyễn Văn Thức ở xã Lê Thanh phấn khởi cho hay, qua nuôi 6 tháng, trọng lượng cá rô phi đạt bình quân 0,65 kg/con.

Đây là con số ấn tượng mà trước đây khi nuôi trồng theo hướng truyền thống, ông chưa bao giờ đạt được. Đã thành thói quen, cứ 8h – 10h sáng hàng ngày, ông Thức lại vận hành hệ thống quạt nước để tăng hàm lượng oxy cho ao nuôi, rồi cho đàn cá ăn.

Ông Thức đã từng đi nhiều nơi để tìm hiểu cách mà các đồng nghiệp của mình làm giàu từ nghề nuôi trồng thủy sản để về áp dụng.

“Ở Mỹ Đức, chúng tôi nghĩ mình là “số 1” nhưng khi sang Hải Dương chúng tôi thấy mình còn lạc hậu nhiều lắm khi cứ loay hoay với mấy con cá truyền thống, hiệu quả không cao mà thời gian nuôi kéo dài.

Việc nuôi trồng của chúng tôi vẫn mang tính nhỏ lẻ, manh mún nên hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng. Cơ sở hạ tầng cho các khu nuôi trồng chưa được đầu tư gây khó khăn cho việc phát triển, mở rộng”, ông Thức chia sẻ.

Và ông quyết tâm đổi mới cách SX của mình. Cùng lúc đó, chủ trương của UBND huyện Mỹ Đức là dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi khu trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả SX.

Xuất phát từ thực tế trên, năm 2015 được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Trạm Khuyến nông Mỹ Đức xây dựng mô hình nuôi thủy sản theo hướng thâm canh an toàn thực phẩm tại xã Lê Thanh. Ông Thức nhận tham gia ngay.

Bà Nguyễn Thị Khanh, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Mỹ Đức cho hay, sau khi nhận được kế hoạch của Trung tâm Khuyến nông giao, trạm đã khảo sát và chọn xã Lê Thanh làm mô hình, bởi xã đã quy hoạch vùng thủy sản tập trung.

Các hộ ở đây hưởng ứng nhiệt tình và đầu tư bài bản, có sự liên kết với nhau để trao đổi kinh nghiệm nuôi đảm bảo có hiệu quả.

Từ khi được triển khai, Trạm đã tiến hành cấp 100% giống gồm cá rô phi và chép cho các hộ tham gia. Kết quả, tỉ lệ sống của cá sau khi thả đạt 98%; có hướng dẫn xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học để xử lý ao nuôi; cho cá ăn loại cám có chất lượng tốt nhất thị trường hiện nay; trước khi thu hoạch phải dừng thuốc ít nhất 7 ngày.

Cũng giống Mỹ Đức, Thanh Oai là một huyện ngoại thành Hà Nội, trong những năm gần đây phong trào nuôi thủy sản đã phát triển mạnh. Trong đó các xã Cao Dương, Thanh Văn, Liên Châu, Tam Hưng là những điểm sáng từ khi áp dụng mô hình nuôi thủy sản an toàn sinh học.

Nhiều chân ruộng trũng của xã cấy lúa bấp bênh kém hiệu quả đã được người dân chuyển sang nuôi cá. Các lớp tập huấn về nuôi trồng thủy sản của Trạm Khuyến nông huyện Thanh Oai đã giúp người nuôi cá được nâng cao. Năng suất và sản lượng cá nuôi tăng hơn hẳn so với nuôi truyền thống, thời vụ ngắn và tập trung hơn.

Nhiều biện pháp quản lý ao mới được áp dụng vào mô hình như sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nước ao, định kỳ hàng tháng trộn thuốc vào thức ăn cho cá để phòng bệnh, nuôi cá hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp viên nổi...

Phương pháp nuôi theo hướng an toàn sinh học giúp môi trường ao nuôi được đảm bảo hơn so với nuôi truyền thống.

Gia đình ông Phạm Đắc Vân ở xã Thanh Văn là một trong 4 hộ của xã được chọn làm mô hình với diện tích 1,5 ha. Ông Vân cho biết, gia đình được hỗ trợ khoảng 15.000 con cá giống, 6 kg chế phẩm sinh học và 4 kg thuốc kháng sinh, 108 bao cám...

Nuôi theo hướng an toàn sinh học, quản lý tốt lượng thức ăn dư thừa nên không gây ô nhiễm nguồn nước. Năng suất cá đạt trên 15 tấn/ha, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 82 triệu đồng/ha, cao hơn 30 - 40 triệu đồng/ha so với nuôi truyền thống.

Báo Nông nghiệp VN, 30/11/2015
Đăng ngày 30/11/2015
Nguyễn Huệ
Nuôi trồng
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 14:19 02/06/2023

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 10:00 01/06/2023

Tiết lộ 12 lợi ích sinh thái tiềm năng của nuôi trồng thủy sản

Thật đáng tiếc khi phải nói rằng: “Nuôi trồng thủy sản là một trong những nguyên nhân gây đe dọa đến hệ sinh thái”. Tuy nhiên, nếu biết cách chúng ta cũng có thể tận dụng nuôi trồng thủy sản như một công cụ để làm chậm hoặc ngăn chặn và khôi phục các hệ sinh thái đã mất dần trong các thế kỷ qua.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:42 31/05/2023

Khởi nghiệp nuôi cá đặc sản tại huyện biên giới cho thu nhập cao

Mô hình khởi nghiệp nuôi cá lăng, cá chạch ao của anh Nguyễn Hoàng Anh Quốc ở xã Lộc Hiệp, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cá heo
• 14:02 30/05/2023

Di dời đàn cá tra dầu nặng hàng tạ, lớn nhất miền Tây

Ban quản lý Khu du lịch Can Tho Eco Resort vừa di dời đàn cá tra dầu từ ao nuôi qua hồ cảnh quan. Những con cá tra dầu nặng tới hàng trăm kg gây chú ý và thích thú với nhiều du khách.

Cá tra dầu
• 18:32 02/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 18:32 02/06/2023

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 18:32 02/06/2023

Sản xuất sinh khối từ tảo biển

Tảo là loài có vai trò quan trọng đối với các vấn đề về môi trường nhờ khả năng hấp thụ khí CO2 và giảm thiểu lượng khí metan sản sinh trong chăn nuôi.

Rong biển
• 18:32 02/06/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 18:32 02/06/2023