Nuôi thủy sản nước lợ Đồng Nai: Cần tính toán lâu dài

Do Luật Quy hoạch mới có hiệu lực từ đầu năm 2019 nên quy hoạch vùng, khu nuôi thủy sản tập trung huyện Nhơn Trạch không còn phù hợp. Việc quản lý nuôi trồng thủy sản được tích hợp vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Nuôi thủy sản nước lợ Đồng Nai: Cần tính toán lâu dài
Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại hộ gia đình ông Huỳnh Văn Ba thuộc xã Phú Hữu (huyện Nhơn Trạch). Ảnh:B.Nguyên

Tuy nhiên, nuôi thủy sản nước lợ vẫn là lĩnh vực đóng góp nhiều vào sự tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp huyện Nhơn Trạch. Trong đó, nuôi tôm nước lợ đang đứng đầu về giá trị kinh tế so với các mô hình nuôi trồng thủy sản khác nên địa phương tiếp tục có nhiều chính sách để khuyến khích ngành này phát triển theo hướng bền vững.

* Rủi ro chạy theo phong trào

Xã Phú Hữu có nhiều diện tích đất ven sông. Thời gian qua, địa phương này tập trung hỗ trợ, khuyến khích nông dân chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm nước lợ.

Nói về hiệu quả của việc chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm, ông Trương Văn Thần, nông dân nuôi tôm thẻ ở xã Phú Hữu so sánh: “Hồi trước đây là vùng đất lúa, vì nhiễm mặn nên chỉ sản xuất được 1-2 vụ/năm cho thu nhập rất thấp. Trong khi chuyển sang nuôi tôm, một vụ được mùa, lợi nhuận cao hơn cả chục lần so với trồng lúa. Những gia đình chuyển từ trồng lúa và hoa màu sang nuôi tôm ngày càng khá giả”.

Tuy nhiên, theo nhiều nông dân, việc đầu tư phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản nước lợ không nên chạy theo phong trào vì tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ông Nguyễn Văn Hải, nông dân mới đầu tư nuôi tôm tại xã Phú Hữu lo lắng: “Thấy đầu tư nuôi tôm cho lợi nhuận cao, tôi cũng đổ vốn vào làm ao tôm. Vài vụ đầu thu hoạch tốt. Nhưng từ đầu năm đến nay, vụ nào tôi cũng phải bù lỗ, phần thì thị trường tôm xuống giá, phần thì dịch bệnh trên con tôm xuất hiện nhiều khiến không ít người chạy theo phong trào làm ao tôm rồi bị trắng tay như tôi, có người bị con tôm “ăn” mất nhà, mất đất.

Cùng nỗi lo, bà Trần Phương Loan, nông dân nuôi hàu lâu năm tại xã Phước An nhận xét: “Thời gian đầu, nghề nuôi hàu cho thu nhập khá ổn định. Nông dân đổ xô nuôi mới, hộ nuôi cũ cũng mở rộng quy mô khiến số lượng bè nuôi tăng nhanh. Một số hộ ở đây bị phá sản, lâm cảnh nợ nần cũng vì nuôi hàu”.

* Chú trọng về “chất”

Theo báo cáo của huyện Nhơn Trạch, hiện tổng diện tích mặt nước nuôi thủy sản trên địa bàn huyện có trên 1,9 ngàn hécta, trong đó hơn 1,5 ngàn hécta nuôi thủy sản nước lợ, tập trung ở các địa phương như: Phước An, Phú Hữu, Vĩnh Thanh...

Nhiều địa phương đang tiếp tục quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng để phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản. Phó chủ tịch UBND xã Phú Hữu Lê Thị Thanh Hồng cho biết: “Toàn xã có khoảng 35 hécta diện tích nuôi tôm tập trung ở ấp Rạch 7 và ấp Cát Lái chuyển đổi từ đất lúa. Nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao nên xã tập trung đầu tư về cơ sở hạ tầng phát triển mô hình sản xuất này theo hướng bền vững. Đường sá vào các ấp, xóm được đầu tư bài bản, nhất là ưu tiên kéo đường điện vào tận nơi sản xuất”.

Nuôi trồng thủy sản tại địa phương đã có bước chuyển đổi dần từ hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến lên bán thâm canh và thâm canh. Các hộ nuôi tôm ngày càng mạnh dạn đầu tư vốn, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất nhằm giảm rủi ro dịch bệnh vừa tăng năng suất, chất lượng con tôm nuôi.

Ông Huỳnh Văn Ba, nông dân nuôi tôm tại xã Phú Hữu cho biết: “Vài năm trở lại đây, nuôi tôm gặp nhiều rủi ro hơn về dịch bệnh. Gia đình tôi chuyển từ nuôi ao đất theo cách truyền thống sang ứng dụng công nghệ lót vải bạt, phủ lưới cho ao nuôi. Nhờ quy trình nuôi an toàn sinh học từ việc xử lý nguồn nước đầu vào; vệ sinh bể nuôi thường xuyên và chọn lọc con giống tốt... nên kiểm soát tốt hơn về dịch bệnh, năng suất, chất lượng con tôm nuôi cũng đạt hơn”.

Theo Quyền Trưởng phòng Kinh tế huyện Nhơn Trạch Nguyễn Văn Nhân, sau khi huyện bỏ quy hoạch vùng, khu nuôi thủy sản tập trung, ngành nuôi trồng thủy sản vẫn phát triển ổn định gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Riêng với mô hình nuôi hàu, địa phương chỉ giữ ổn định số lồng bè nuôi hiện hữu chứ không khuyến khích phát triển thêm do lo ngại vấn đề ô nhiễm môi trường.

Báo Đồng Nai
Đăng ngày 27/08/2019
Bình Nguyên
Môi trường

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 04:54 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 04:54 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 04:54 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 04:54 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 04:54 29/03/2024