Nuôi tôm giảm phát thải từ nguồn gốc

Nuôi tôm-rừng và tôm-lúa có nhiều ưu điểm nhưng vẫn sinh ra khí CH4 tác động xấu tới môi trường và con tôm. Nên giảm phát thải từ nguồn gốc sinh ra là vấn đề trong nuôi tôm, qua chia sẻ của Tiến sỹ Lê Quang Huy là Phó tổng Bộ phận Tôm giống – Nuôi tôm – Công nghệ sinh học của Tập đoàn.

Nuôi tôm-lúa
Nuôi tôm-rừng và tôm-lúa có nhiều ưu điểm nhưng vẫn sinh ra khí. Ảnh: Tạp chí môi trường

Nguồn gốc phát thải 

Tất cả các khâu phục vụ ngành tôm công nghiệp đều phát thải khí nhà kính trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong nuôi công nghiệp, từ nguyên liệu sản xuất thức ăn, ao nuôi sử dụng điện và vật tư đến chất thải đều sinh ra khí H2S, NO2, NO3, CO2, CH3…gây hại môi trường. 

Trong nuôi tôm-rừng và tôm-lúa dù có tác dụng bảo vệ môi trường khá tốt nhưng vẫn có phát thải. Tập đoàn Minh Phú tổ chức nuôi tôm-rừng thành công với diện tích lớn nhưng Tiến sỹ Lê Quang Huy vẫn thẳng thắn chỉ ra: “Lượng hữu cơ phân hủy yếm khí sinh ra khí CH4 vẫn gây các tác động trực tiếp đến tôm và môi trường”.

Cụ thể nguồn gốc phát thải trong nuôi tôm: Thức ăn tiêu thụ và chất thải từ quá trình nuôi; Tiêu thụ điện năng vận hành hệ thống; Khí thải phân hủy hữu cơ từ ao tôm và chất thải tôm. Kể cả logistic (vận chuyển vật tư phục vụ nuôi tôm); Hóa chất xử lý gây ô nhiễm môi trường. Thêm rác thải là can nhựa, chai nhựa, thùng carton, bao bì.

Lợi ích giảm phát thải trong ngành tôm cũng không cần bàn cãi. Đó là, sản phẩm tôm nuôi đảm bảo đủ điều kiện để cạnh tranh quốc tế dựa vào tiêu chí nuôi tôm hạn chế phát thải. Việc làm thể hiện trách nhiệm với môi trường và với nguồn tài nguyên nước, để ngành nuôi tôm phát triển bền vững, giảm dịch bệnh. Đặc biệt, giảm giá thành sản xuất và nâng cao chất lượng tôm nguyên liệu.

Thực hiện tại trại để giảm phát thải từ nguồn

Tiến sỹ Lê Quang Huy cho biết, qua nghiên cứu và thực tiễn, Tập đoàn Minh Phú đưa ra biện pháp hạn chế tối đa những tác hại do phát thải không thể tránh trong nuôi tôm. Với định hướng phát triển nuôi tôm hạn chế phát thải, Tập đoàn Minh Phú đề xuất Quy trình sinh học MP-Bio giúp giải quyết các nguồn gốc phát thải; gồm cả tái tận dụng chất thải cho các mục đích kinh tế tuần hoàn.

Phát thải trong nuôi tômNguồn gốc phát thải trong nuôi tôm đến từ thức ăn tiêu thụ và chất thải từ quá trình nuôi,... Ảnh: Tép Bạc 

Quy trình sinh học MP-Bio cho tôm sinh thái là sử dụng Hạt sinh học và Khuẩn quang hợp. Dựa vào các lợi khuẩn giúp phân giải chất hữu cơ và chất xơ thành thức ăn sinh học cho tôm tăng sản lượng. Vi sinh quang hợp giúp hấp thụ và chuyển hóa khí độc gây hiệu ứng nhà kính.

Quy trình thực hiện gồm có sản xuất vi sinh và lên men thức ăn tại trang trại. Sản xuất vi sinh tại trang trại có lợi ích ở chỗ: Vi sinh sống mật số cao, hoạt lực nhanh và mạnh. Còn tiết kiệm chi phí bao bì, vận chuyển và bớt rác thải. Bảo vệ môi môi trường thông qua việc giúp cho tôm hấp thụ tối đa thức ăn, giảm FCR và chất thải.

Lên men thức ăn tại trang trại: Thức ăn được trộn ủ với vi sinh thời gian từ 48-72 giờ trước khi cho ăn. Việc này giúp cho thức ăn dễ tiêu hóa, tôm hấp thu và chuyển hóa tối ưu hàm lượng Protein. Giảm gây ô nhiễm môi trường ao nuôi, giúp hạn chế thay nước.

Kết quả thực tế đạt được của Tập đoàn Minh Phú qua giải quyết từ nguồn các cơ chế phát thải rất rõ. Trước tiên là hạn chế sử dụng hóa chất xử lý nước bằng hóa học. Nội địa hóa trên 95% vật tư phục vụ nuôi tôm. Địa phương hóa sản xuất chế phẩm sinh học tại hộ nuôi và không cần đầu tư hay thay đổi thiết kế hệ thống nuôi. Tận dụng được chất thải từ nuôi tôm phục vụ lại các lĩnh vực khác nuôi trồng. Tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp dồi dào Việt Nam phục vụ ngành tôm. Qua đó, giảm giá thành nuôi tôm rõ rệt.

“Công nghệ vi sinh MP-Bio đang được đánh giá là bước đột phá bảo vệ môi trường trong nuôi tôm bởi hạn chế rõ rệt tác hại đến môi trường. Có thể thấy rất rõ ở việc giảm tiêu thụ điện; tái tận dụng phân tôm lên men; lên men thức ăn, chất thải ít sinh khí độc; tự tái tạo oxy bằng vi sinh quang hợp và tảo. Và hạn chế cả việc thay nước; đặc biệt là hạn chế hóa chất, nói không Chlorine xử lý nước”, Tiến sỹ Lê Quang Huy kết luận.

Đăng ngày 22/04/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Thủy sản năm 2024 tăng sản lượng và xuất khẩu

Ngày 3/1/2025, Cục Thủy sản hội nghị tổng kết cho biết, năm 2024 so với năm 2023, sản lượng thủy sản tăng 2% và kim ngạch xuất khẩu tăng 12,1%. Tuy nhiên, sản lượng khai thác vẫn tăng 0,6% mà không giảm theo kế hoạch và một số vấn đề khác rất cần quan tâm khi bước sang năm 2025.

Tôm thẻ
• 10:12 06/01/2025

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 09:51 27/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:54 20/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 14:03 17/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 22:15 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:15 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 22:15 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 22:15 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 22:15 14/01/2025
Some text some message..