Nuôi tôm hoàn toàn tự nhiên

Công ty NaturalShrimp (Mỹ) đã phát triển một công nghệ nuôi tôm có tính kinh tế cao, bền vững, thân thiện môi trường, với mong muốn cung cấp tôm nuôi sạch, tươi ngon và hoàn toàn tự nhiên cho thị trường.

Nuôi tôm hoàn toàn tự nhiên
Hệ Thống nuôi tôm NaturalShrimp (Mỹ)

Không sử dụng kháng sinh

Tôm là một trong số các loài hải sản được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), hàng năm, thế giới tiêu thụ 9,5 tỷ pound tôm (1 pound = 0,45 kg); trong đó riêng thị trường Mỹ là 1,7 tỷ pound. Khoảng 65% nguồn cung tôm toàn cầu được đánh bắt tự nhiên, 35% còn lại là sản phẩm của các trang trại nuôi tôm trong không gian mở, chủ yếu ở các nước thế giới thứ ba. Cả hai phương pháp này đều không an toàn, thiếu bền vững và đe dọa sinh thái.

Một công nghệ nuôi tôm mới, không chỉ giải quyết những vấn đề này, mà còn cung cấp một giải pháp công nghiệp tốt hơn, đi đầu trong việc nuôi tôm thân thiện với môi trường. Hệ thống sản xuất này hoàn toàn khép kín, có thể sản xuất ra tôm tươi, đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng nhưng vẫn thân thiện với môi trường, không gây hại cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không xả nước thải xuống biển; không sử dụng hoóc-môn tăng trưởng, kháng sinh, hóa chất hay chất bảo quản.

Hệ thống khép kín

Công ty NaturalShrimp đã dành nhiều năm để phát triển và thương mại hóa một công nghệ đáng tin cậy có thể sản xuất tôm chất lượng cao hàng tuần, sử dụng một mức độ tự động hóa cao phù hợp với sản xuất trong nhà. Được biết, công nghệ nuôi tôm của NaturalShrimp có khả năng sản xuất khoảng 6.000 pound tôm tươi mỗi tuần.

Phương pháp sản xuất độc quyền này giảm thiểu chi phí lao động, hoàn toàn thân thiện với môi trường và cho ra sản phẩm tôm ngon, chất lượng cao trong một môi trường mật độ cao đáp ứng nhu cầu thương mại ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Tính toàn diện, tính linh hoạt và độ tin cậy của hệ thống kiểm soát khiến NaturalShrimp trở thành công ty đi đầu về công nghệ trong ngành công nghiệp sản xuất tôm.

Công nghệ ngăn chặn vi khuẩn Vibrio

Trong lịch sử, những nỗ lực để nuôi tôm trong hệ thống khép kín với mật độ cao ở mức độ thương mại thường đem về một trong hai kết quả, một là thành công khiêm tốn hai là thất bại hoàn toàn thông qua “Công nghệ Biofloc”. Các tác nhân gây bệnh như ký sinh trùng, vi khuẩn và virus là nguy hiểm và khó kiểm soát nhất. Nhiễm khuẩn có thể được khống chế trong một số trường hợp bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh (nhưng không phải luôn luôn có tác dụng). Nói chung, việc sử dụng thuốc kháng sinh là không mong đợi và điều này đi ngược lại với mục tiêu nuôi trồng “xanh”. Tình trạng nhiễm virus có thể càng trở nên tệ hơn khi chúng trở nên miễn dịch với kháng sinh, một khi bị xâm nhập, virus có thể quét sạch toàn bộ trang trại, các quần thể tôm và thậm chí cả các loại probiotic tốt nhất.

Vũ khí chính của NaturalShrimp giúp chống lại các tác nhân gây bệnh là “Công nghệ ngăn chặn vi khuẩn Vibrio” (VST). Hệ thống mới này tạo ra mật độ bền vững cao; sản lượng ổn định; cải thiện tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ sống; cải thiện chuyển hóa thức ăn mà không cần dùng thuốc kháng sinh hay các chế phẩm sinh học hoặc hóa chất chống vi khuẩn không lành mạnh. VST giúp loại trừ và ngăn chặn sinh vật có hại thường phá hoại “Biofloc” và các công nghệ kèm theo khác.

Hệ thống kiểm soát và giám sát tự động

Hệ thống giám sát và kiểm soát tự động của NaturalShrimp sử dụng màn hình quản lý độc lập để tự động kiểm soát thức ăn, quá trình ôxy hóa và nhiệt độ của mỗi bể chứa. Ngoài ra, một máy tính sẽ được chạy phần mềm tùy chỉnh phù hợp kết nối với bộ điều khiển và thực thi chức năng thu thập dữ liệu bổ sung để có thể báo cáo lại cho một máy tính giám sát từ bất cứ nơi nào trên thế giới. Những máy tính này tự động điều chỉnh lượng nước để tối ưu hóa các điều kiện phát triển cho tôm trong quá trình trưởng thành nhằm đạt kích thước thu hoạch nhất định trong một môi trường sản xuất kháng bệnh.

Đăng ngày 01/08/2017
Con Tôm Theo Naturalshrimp.com
Thế giới
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 14:50 01/06/2023

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 13:55 31/05/2023

Xuất khẩu tôm tiếp tục xu hướng giảm

Tháng 4/2023, xuất khẩu (XK) tôm của Việt Nam tiếp tục xu hướng giảm của những tháng trước, đạt 287 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 887 triệu USD, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chế biến tôm
• 15:20 29/05/2023

VASEP lý giải nguyên nhân xuất khẩu cá khô, cá hộp lên ngôi

Trong khi các mặt hàng thủy sản chủ lực sụt giảm kim ngạch xuất khẩu thì cá khô, cá hộp lại ghi nhận tăng, cho thấy sự “lên đời” của nhóm sản phẩm này.

Cá khô
• 14:10 26/05/2023

5 loại hải sản tốt nhất cho sức khỏe

Những loại hải sản nào đặc biệt tốt cho sức khỏe, các chuyên gia đã có chỉ dẫn sau.

Thủy hải sản
• 11:27 04/06/2023

Bình Định: Phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương

Bình Định hiện đang là tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trên cả nước, nhưng do công nghệ khai khác thô sơ và bảo quản vẫn còn thủ công nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu nguyên con hiện nay.

Cá ngừ đại dương
• 11:27 04/06/2023

4 tình trạng bệnh nên tránh xa hải sản

So với thịt, hải sản có nhiều chất đạm và ít chất béo, ăn có vị thơm ngon mà không bị ngấy. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, hải sản tuy tốt nhưng không phải ai cũng hợp ăn hải sản, do đó cần chú ý nhiều hơn.

Thủy hải sản
• 11:27 04/06/2023

Di dời đàn cá tra dầu nặng hàng tạ, lớn nhất miền Tây

Ban quản lý Khu du lịch Can Tho Eco Resort vừa di dời đàn cá tra dầu từ ao nuôi qua hồ cảnh quan. Những con cá tra dầu nặng tới hàng trăm kg gây chú ý và thích thú với nhiều du khách.

Cá tra dầu
• 11:27 04/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 11:27 04/06/2023