Nuôi tôm hùm ở Sông Cầu cần có giải pháp bền vững

Hiện nay, tại vịnh Xuân Đài (TX Sông Cầu) có hàng ngàn người đến nuôi tôm hùm làm số lồng nuôi tăng đột biến. Trong khi đó, quanh vịnh chưa có bãi để thu gom chất thải dẫn đến việc ô nhiễm môi trường, làm tôm chết hàng loạt. Trước tình hình đó, ngành chức năng đã phải đề ra giải pháp cấp bách nhằm quản lý vùng nuôi.

Nuôi tôm hùm ở Sông Cầu cần có giải pháp bền vững
Nuôi tôm hùm bằng lồng bè trên vịnh Xuân Đài - Ảnh: LÊ TRÂM

Lồng tôm bủa vây mặt vịnh

Theo quy hoạch, diện tích nuôi tôm hùm ở vịnh Xuân Đài là 747ha, trung bình mỗi hécta có 30 lồng. Như vậy, vịnh Xuân Đài có thể chứa gần 22.500 lồng. Thế nhưng, mới đây, qua khảo sát của Sở NN-PTNT, số lượng lồng nuôi tại vịnh Xuân Đài đã tăng gấp đôi. Cụ thể, tại vùng nuôi phường Xuân Yên chỉ được phép có 6.301 lồng, nhưng tại đây số lượng lồng nuôi đã lên đến 15.522 lồng.

Theo Sở NN-PTNT, số lồng bè đã phân bố hầu khắp mặt vịnh, mật độ cao gấp 2-3 lần so với quy định. Hiện số lồng nuôi trên vịnh đã quá tải thế nhưng trên bờ vẫn có bè tiếp tục được đóng mới; mỗi bè có thể chứa 60-70 lồng. Với số lồng nuôi như vậy, mỗi ngày có hàng ngàn tấn thức ăn trút xuống vịnh. Ông Trần Văn Tân, một người nuôi tồm hùm ở phường Xuân Yên, cho hay: Trung bình, mỗi lồng nuôi 70 con tôm hùm (trọng lượng từ 0,6-0,8kg/con) một ngày cho ăn 7kg mồi; mỗi bè thì tôm ăn gần 5 tạ mồi.

Đó là cho tôm ăn cá giã (nhiều loại cá trộn chung lại), còn nếu cho tôm ăn cua ốc thì phải trừ hao vỏ. Đồng nghĩa với việc 1 bè cho tôm ăn cua ốc phải trừ hao lên thành 7 tạ.

Nuôi tôm hùm tràn lan nhưng quanh vịnh chưa có bãi tập kết vỏ cua ốc đưa lên bờ nên rác thải nuôi tôm hùm cứ thế đổ trút xuống vịnh; năm này qua tháng nọ đã hình thành “núi rác” khổng lồ dưới vịnh. Cộng với thức ăn thừa mứa lâu ngày tạo thành lớp bùn hôi thối, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Ông Bùi Văn Tiến, một người nuôi tôm hùm than vãn: Từ sau Tết, tôm hùm bệnh lai rai, nay tôm chết nhiều hơn, có ngày mỗi bè có 10 con tôm hùm bệnh ngắc ngư.

Tăng cường quản lý

Trước tình trạng số lượng lồng nuôi tôm hùm phát triển “nóng”, dẫn đến ô nhiễm làm tôm chết, ngành chức năng phải có giải pháp quản lý bền vững nuôi trồng thủy sản vịnh Xuân Đài. TS Nguyễn Thị Bích Thúy, nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, có chuyến khảo sát vùng nuôi tôm vịnh Xuân Đài nhận định, vùng này nguồn nước ô nhiễm nặng cần giảm mật độ lồng nuôi để tăng hiệu quả kinh tế. Nếu không có giải pháp giảm mật độ lồng nuôi thì tỉ lệ tôm sống đến khi thu hoạch chỉ còn 40%, thậm chí mất trắng.

Theo điều tra của dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững Phú Yên, năm 2016, phường Xuân Yên có 315 hộ tham gia nuôi trồng thủy sản lồng bè, nhưng đến nay đã lên đến 534 hộ. Điều này cho thấy diện tích quy hoạch có hạn nhưng số hộ nuôi đã vượt quá quy định. Phương án di dời được Sở NN-PTNT đề xuất, tạm xác định 315 hộ tại địa phương đủ điều kiện được giao mặt nước, còn lại 219 hộ không đủ điều kiện và địa phương cũng không có mặt nước để cho thuê. Địa phương vận động người nuôi tuân thủ quy hoạch, sử dụng mặt nước đúng mục đích.

Trên cơ sở đề xuất của Sở NN-PTNT, UBND tỉnh ban hành phương án sắp xếp lồng bè tại phường Xuân Yên. Theo đó, ngành Nông nghiệp phối hợp với UBND TX Sông Cầu thực hiện ngay việc sắp xếp các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên vịnh Xuân Đài; có lộ trình giải tỏa, di dời để giảm dần số lượng lồng, bè. Địa phương cần kiên quyết không cho phát sinh lồng, bè nuôi mới. Đối tượng phải giải tỏa, di dời là những người sinh sống tại địa phương nhưng không phải sống chủ yếu bằng nghề nuôi tôm hùm. Với các đối tượng ngoài địa phương, nuôi ngoài vùng quy hoạch, có số lồng, bè nuôi vượt quá quy định trong diện tích giao, cho thuê thì được xét cho thuê mặt nước, nếu địa phương còn đủ diện tích mặt nước để cho thuê.

Theo TS Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT, sở sẽ phối hợp với UBND TX Sông Cầu giải tỏa, sắp xếp lại lồng, bè nuôi trồng thủy sản đúng số lượng quy hoạch; đồng thời quản lý chặt chẽ người nuôi khi sử dụng thức ăn tươi cho tôm hùm đảm bảo chất lượng, thay thế dần thức ăn công nghiệp nhằm giảm ô nhiễm môi trường. UBND tỉnh cũng đã giao Sở NN-PTNT phối hợp với UBND TX Sông Cầu sớm hoàn thành quy hoạch chi tiết mặt nước nuôi trồng thủy sản trên vịnh Xuân Đài để sắp xếp, giao mặt nước nuôi trồng thủy sản đúng quy hoạch.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 06/04/2018
Lê Trâm
Môi trường

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Giải pháp phục hồi bền vững nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam

Nguồn lợi thủy sản đóng vai trò quan trọng trong cả hệ sinh thái tự nhiên và nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã dẫn đến suy giảm nghiêm trọng trữ lượng thủy sản, gây ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng sinh thái và sinh kế của người dân.

Đánh bắt cá
• 09:38 23/10/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 23:30 02/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 23:30 02/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 23:30 02/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 23:30 02/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 23:30 02/11/2024
Some text some message..