Nuôi trai… làm du lịch

Ở Khánh Hòa, lâu nay các cơ sở nuôi các loài nhuyễn thể như hàu, ốc hương, sò lụa, trai chủ yếu là để lấy thịt. Tuy nhiên, mới đây Công ty TNHH Hàu Thái Bình Dương Nha Trang đang chuyển hướng nuôi trai lấy ngọc kết hợp phục vụ du lịch…

ngọc trai
Ngọc trai là một trong những loại báu vật đặc biệt được xếp vào hàng “ngũ hoàng, nhất hậu” mà thiên nhiên ban tặng. Ảnh amarujala

Triển vọng làm du lịch

Chừng 15 phút rời bến tại thôn Cát Lợi (Vĩnh Lương, Nha Trang), thuyền máy đã đưa chúng tôi đến khu vực nuôi trồng thủy sản trên đầm Nha Phu của Công ty TNHH Hàu Thái Bình Dương Nha Trang. Từ xa, thấp thoáng những bè nuôi san sát, những phao nuôi nhuyễn thể dày đặc…

Trên chiếc bè kiên cố, ông Hà Đăng Khoa - Giám đốc công ty chia sẻ: Công ty nuôi trai khá lâu nhưng để lấy ngọc thì công ty cũng chỉ mới làm chừng 2-3 năm. Đơn vị đã cung cấp hàng triệu con giống/năm cho Công ty Cổ phần Ngọc trai Hạ Long (Quảng Ninh) để sản xuất trai ngọc. Gần đây, trước tình hình tiêu thụ sản phẩm gặp khó, đơn vị kết hợp ẩm thực với du lịch để thu hút khách tham quan nên đề xuất với đơn vị bạn cử cán bộ vào chuyển giao kỹ thuật cấy ghép ngọc trai. 

Theo ông Khoa, kiểu làm du lịch của công ty cũng có nét mới. Du khách lên bè được dẫn đi trải nghiệm cách nuôi các loài nhuyễn thể, nuôi trai, xem cách thức cấy trai ngọc... Đến giờ ăn, du khách có thể thưởng thức gọi các món hải sản trên bè đều có. Quý khách có thể gọi món trai. Nếu may mắn đĩa trai có ngọc thì khách được hưởng như một kiểu vui chơi có thưởng. “Trai là món hải sản cực kỳ ngon, ngọt, thơm. Du khách có thể tận hưởng thiên nhiên trên bè, thưởng thức các món ăn ngon và nhận ngọc thật từ sự thơm thảo, hiếu khách của công ty”, ông Khoa nói. 

Cấy ngọc cho trai…

Dẫn chúng tôi ra bè, Kỹ sư Nguyễn Thị Linh Na - kỹ thuật viên công ty chia sẻ: Quá trình nuôi 1 con trai cấy ngọc và nuôi ngọc bắt đầu từ việc nhân giống con trai sinh sản ra ấu trùng và nuôi dưỡng ấu trùng đó trong phòng thí nghiệm. Trai lớn dần, khi đạt kích cỡ 1-2 mm thì thả xuống biển và đặt trong các lồng đặc dụng bằng lưới lan kích cỡ phù hợp. Định kỳ vệ sinh, san thưa để trai phát triển nhanh, đạt kích cỡ cấy ngọc. Trai 8 tháng tuổi đủ điều kiện cấy ngọc. Trai được cấy nhân ngọc vào màng áo, sau đó nuôi dưỡng ổn định và đưa trở lại xuống biển. Tùy theo điều kiện thời tiết, chừng 2 năm sau là có thể thu hoạch ngọc. Tỷ lệ đào thải cấy ngọc khoảng 50%. 

Để phục vụ du lịch trải nghiệm, công ty đã tiến hành cấy ngọc trai từ 2 năm trước, số lượng 2 vạn con. Hiện nay số trai này đã đạt kích cỡ thu hoạch ngọc trai. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã chuẩn bị nhà bè làm nơi phục vụ ẩm thực kiên cố, có nơi nghỉ lại cho khách tham quan. 

ngọc trai
2 vạn con được kỹ thuật viên cấy ngọc từ 2 năm trước. Ảnh Phú Lâm

Bậc thầy nhuyễn thể

Ông Khoa kể về cơ duyên đến với nghề nuôi biển Khánh Hòa. Ông vốn làm việc tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, gắn bó đối tượng nhuyễn thể ở vùng nuôi các tỉnh Đông Bắc Bộ như: Quảng Ninh, Hải Phòng... Năm 2012, ông nghỉ việc vào Khánh Hòa lập nghiệp, mở công ty. Những ngày đầu rất gian nan. Bà con nuôi trồng thủy sản trong vùng chỉ quen nuôi cá, không quen nuôi hàu nên việc vận động rất khó, công ty phải tập huấn, chuyển giao, cung cấp giống miễn phí… Sau thời gian khó, nghề nuôi nhuyễn thể tại Khánh Hòa đã ổn định giúp bà con có thu nhập khá. Chỉ tính riêng khu vực đầm Nha Phu sản lượng hàu đã lên tới 1.000 tấn/năm. Công ty có 12ha nuôi, trong đó nuôi bè 1,5ha, nuôi dây hơn 10ha, sản lượng 200 tấn/đợt. Bên cạnh đó, gần đây đơn vị phát triển tu hài. Hiện nay, quy mô nuôi 3 vạn rổ, sản lượng 10 tấn/năm. Công ty xây dựng được 3 trại giống nhuyễn thể tại Vĩnh Lương (Nha Trang), Ninh Ích (Ninh Hòa) và đầm Nha Phu. Tổng dung tích bể 100-200m3/trại. 

Hôm chúng tôi đến thăm vùng nuôi gặp 1 số thương lái đến từ Vạn Ninh. Họ ngỏ ý thu mua hàu của công ty để phục vụ nghề nuôi tôm hùm công nghiệp trên vịnh Vân Phong. Bởi, đây là loại thức ăn thích hợp cho tôm hùm, tăng trọng nhanh. Dưới hình thức này, Công ty chỉ cần nuôi 2 tháng là có thể xuất bán hàu con với giá 10 ngàn đồng/kg; nuôi đủ 4-6 tháng thì xuất bán hàu lớn với giá 20-27 ngàn đồng/kg. Trong năm 2021, đơn vị đã xuất bán hơn 200 tấn hàu nhỏ và 30 tấn hàu lớn.

Ông Nguyễn Xuân Hòa (Vạn Thạnh, Vạn Ninh) cho biết, ông đã từng đi nhiều nơi và quen biết với nhiều nông dân, thương lái các tỉnh, thành, trong đó có vùng biển Đông Bắc Bộ. Họ đều biết ông Khoa và gọi ông dưới cái tên trìu mến: “thầy Khoa”. Bởi ông Khoa có 1 thời lăn lộn với phong trào nuôi nhuyễn thể vùng này và rất am hiểu về đối tượng nhuyễn thể…

Hy vọng cách làm mới của công ty sẽ tạo bước đột phá trong kinh doanh khi bối cảnh ngành du lịch còn nhiều khó khăn

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 05/01/2022
Phú Lâm
Nông thôn

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 14:07 27/09/2023

Bình Định: Tập huấn ứng dụng công nghệ trong câu tay cá ngừ đại dương

Sáng ngày 25.9, tại UBND phường Tam Quan Nam (TX Hoài Nhơn), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Hoài Nhơn phối hợp với Trung tâm khuyến nông tổ chức tập huấn “Quy trình ứng dụng công nghệ nano ni tơ trong bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu”.

Cá ngừ đại dương
• 10:41 26/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 10:14 25/09/2023

Bình Định: Dự án cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Chiều ngày 15.9.2023, Sở NN & PTNT Bình Định đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức làm việc với Đoàn chuyên gia của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) để hoàn thiện Văn kiện dự án “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam”.

Quang cảnh
• 11:49 16/09/2023

Triển vọng cho thị trường tôm Việt Nam tại Australia năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt 197,67 triệu USD, giảm 20,16% so với cùng kỳ năm 2022.

Chế biến tôm
• 12:54 30/09/2023

Top 5 loài cá đắt nhất thế giới khiến bạn phải trầm trồ

Cũng giống với thế giới trên cạn, môi trường dưới nước cũng luôn chứa đựng nhiều loài sinh vật cả phong phú lẫn quý hiếm. Dưới đây, Tép Bạc sẽ đề cập đến top 5 loài cá đắt nhất thế giới. Với giá tiền được công khai trên mỗi loài, chắc chắn bạn sẽ trầm trồ.

Cá biển
• 12:54 30/09/2023

Top 10 loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Đại dương bao la ẩn chứa hàng ngàn sinh vật đa dạng, độc đáo về màu sắc, kích thước khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 loài cá nguy hiểm nhất trên hành tinh. Hãy cùng tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm hình dáng và tính chất của những chú cá này nhé.

Cá biển
• 12:54 30/09/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 12:54 30/09/2023

Sự hình thành khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Khí độc NH3, NO2 hình thành từ các nguồn khác nhau có trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng như chất lơ lửng, phù sa lắng tụ, xác tảo chết, thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột, xác tôm chết, bùn đáy ao tồn lưu do sên vét vụ nuôi trước không triệt để.

Nưới ao tôm
• 12:54 30/09/2023