Nuôi trồng và xuất khẩu ấn tượng trong 5 tháng

Trong 5 tháng đầu năm 2024, nuôi trồng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước tăng khá ấn tượng.

Tôm thẻ chân trắng
Sản lượng tôm trong tháng 5 tăng cao so với cùng kỳ năm trước do áp dụng mô hình nuôi tôm chất lượng cao hiệu quả

Nuôi trồng tăng cao hơn khai thác 

Theo Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy sản đạt 3.515.200 tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Cá đạt 2.570.100 tấn, tăng 2,4%; tôm đạt 408.500 tấn, tăng 4,3%; thủy sản khác đạt 536.600 tấn, tăng 2,2%. 

Trong đó, tăng trưởng về nuôi trồng cao hơn khai thác, nhất là khai thác biển tăng thấp nhất, đúng hướng chủ trương giảm khai thác của nước ta. Cụ thể, sản lượng nuôi trồng đạt 1.918.100 tấn, tăng 4,1%; còn sản lượng khai thác đạt 1.597.100 tấn, tăng 0,7% và trong đó khai thác biển chỉ 1.524.3000 tấn, tăng 0,6%. 

Tính riêng tháng 5, sản lượng tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước là cao hơn bình quân cả 5 tháng chỉ 2,6%, chủ yếu nhờ sản lượng tôm tăng 5,8%. Sản lượng tôm trong tháng 5 tăng cao so với cùng kỳ năm trước do áp dụng mô hình nuôi tôm chất lượng cao hiệu quả. Trong tháng 5, sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 68.000 tấn, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng tôm sú 23.000 tấn, tăng 3,1%. 

Về cá tra, sản lượng trong tháng 5 tăng so với cùng kỳ năm trước do giá cá tra nguyên liệu duy trì ở mức cao ổn định. Giá cá tra nguyên liệu trung tuần tháng 5/2024 tại vùng ĐBSCL dao động từ 27.500-28.000 đồng/kg. Xuất khẩu cá tra đang có dấu hiệu phục hồi nên hộ nuôi cá và doanh nghiệp điều chỉnh sản lượng nuôi phù hợp để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Sản lượng cá tra trong tháng 5 đạt 155.000 tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. 

Kim ngạch xuất khẩu tăng 6,5% 

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản đạt 3,6 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt 1,3 tỷ USD, tăng 7%; cá tra gần 755 triệu USD, tăng 3%; đặc biệt có cá ngừ đạt gần 397 triệu USD, tăng 25%; cua ghẹ đạt 101 triệu USD, tăng 84%. Tuy nhiên, xuất khẩu cá biển chỉ đạt 742 triệu USD, giảm 3% và mực bạch tuộc đạt 236 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ. 

Chế biến cáSản lượng tôm cá xuất khẩu có dấu hiệu tăng dần ở 5 tháng đầu năm 2024

Về thị trường, nhìn chung các thị trường lớn đã có tín hiệu hồi phục dần về cả nhu cầu và giá nhập khẩu. Tính tới cuối tháng 5, thị trường Mỹ vẫn dẫn đầu với mức tăng trưởng 13% đạt 635 triệu USD; còn Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU tăng 3 – 4% so với cùng kỳ năm 2023. 

Trong điểm sáng về xuất khẩu tôm, tỉnh Bạc Liêu ở vị trí hàng đầu cả nước. Cục Thống kê tỉnh cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh đạt gần 354 triệu USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu tôm chiếm 96% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và chiếm hơn 27% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước. Vào năm 2023, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bạc Liêu cán mốc 1 tỷ USD, trong đó mặt hàng tôm đạt 973 triệu USD, chiếm hơn 97%. 

Ở tỉnh Bạc Liêu hiện có 45 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu (chủ yếu tôm), với dây chuyền thiết bị hiện đại và công suất thiết kế 294.000 tấn/năm. Các thị trường truyền thống là Nhật Bản, EU, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc... 

Duy trì mục tiêu trở thành “Trung tâm công nghiệp tôm của cả nước”, xây dựng thương hiệu “tôm sạch Bạc Liêu”, tỉnh tập trung phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích từ nông hộ. Toàn tỉnh Bạc Liêu đang có 11 doanh nghiệp và 806 hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh; nuôi 2, 3 giai đoạn với diện tích 2.134 ha. Tỉnh đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật “Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu” và tuyển chọn được 9 doanh nghiệp đầu tư. Các cơ quan chức năng của Bạc Liêu chú trọng hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường. 

Đăng ngày 05/06/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe

Bàn thảo nuôi biển đa canh tổng hợp theo điều kiện ngư dân

Ngày 28/6/2024 tại thành phố Rạch Giá, Bộ NN&PTNT cùng UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo giải pháp phát triển nuôi biển đã nhấn mạnh việc nuôi bằng lồng hiện đại, đa canh tổng hợp và phát triển du lịch theo điều kiện của ngư dân.

Nuôi lồng bè
• 10:11 02/07/2024

Cà Mau lập khu bảo tồn biển ở 3 cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc

Ngày 18/6/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký Quyết định số 1206/QĐ-UBND về việc phê duyệt thành lập Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau rộng 27.000 ha, tập trung ở vùng biển quanh 3 cụm đảo: Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc.

Hòn Khoai
• 10:59 01/07/2024

Hiện trạng chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta

Sau bài “Sử dụng phế phụ phẩm thủy sản trên thế giới và nước ta” trên Tép Bạc phản ánh thực trạng thiếu thông tin về lĩnh vực này ở nước ta, Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường cho hay, đã tổ chức điều tra ngành tôm nước lợ và cá tra, vừa có kết quả. Hiện trạng thu gom, bảo quản, vận chuyển và chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta như sau.

Phế phẩm tôm
• 09:00 21/06/2024

Giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm

Nuôi tôm gặp khó khăn lớn là chưa xác định được nguyên nhân chính gây bùng phát dịch bệnh (con giống, môi trường hay thời tiết?) nên việc chẩn đoán nhanh bệnh tôm đang là con đường hạn chế thiệt hại. Một số cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp đã đưa ra giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm được người nuôi áp dụng.

Tôm
• 08:00 16/06/2024

Nỗi lo trong nuôi tôm: Bệnh phân trắng

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế quan trọng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm cũng đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các bệnh tật ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của tôm. Một trong những bệnh phổ biến và gây nhiều khó khăn cho người nuôi là bệnh phân trắng. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về bệnh phân trắng ở tôm, từ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cho đến các giải pháp hiện đại hóa trong việc xử lý bệnh.

Tôm bị bệnh phân trắng
• 21:40 02/07/2024

Bàn thảo nuôi biển đa canh tổng hợp theo điều kiện ngư dân

Ngày 28/6/2024 tại thành phố Rạch Giá, Bộ NN&PTNT cùng UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo giải pháp phát triển nuôi biển đã nhấn mạnh việc nuôi bằng lồng hiện đại, đa canh tổng hợp và phát triển du lịch theo điều kiện của ngư dân.

Nuôi lồng bè
• 21:40 02/07/2024

Đường ruột tôm khoẻ, chìa khoá thành công cho nuôi tôm công nghệ cao

Đường ruột tôm thẻ chân trắng cùng với gan, là cơ quan quan trọng nhất, để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:40 02/07/2024

Cần chuẩn bị gì cho nước ao sang tôm

Đối với nuôi tôm hai hoặc 3 giai đoạn, quá trình sang tôm được ưu tiên chú ý nhất. Để chuẩn bị cho tôm một môi trường sống mới, hay cfon gọi là ao nuôi mới ở giai đoạn tiếp theo. Nước ở ao nuôi cần được chuẩn bị kỹ và phù hợp với điều kiện môi trường khu vực nuôi để tránh làm tôm bị sốc.

Ao nuôi tôm
• 21:40 02/07/2024

Tại sao tôm sử dụng kháng sinh lại bị ép giá?

Một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là tình trạng tôm có kháng sinh bị ép giá. Đây không chỉ là vấn đề của người nuôi tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến cả ngành xuất khẩu tôm của nước ta. Vậy tại sao tôm có kháng sinh lại bị ép giá? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này.

Tôm thẻ
• 21:40 02/07/2024
Some text some message..