Ông Vương Đình Huệ khảo sát khu nuôi cá tầm trên đập thủy điện Sơn La

Khảo sát khu nuôi cá tầm trên đập thủy điện Sơn La, ông Vương Đình Huệ  cho rằng đây là bước đột phá để chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho đồng bào tái định cư, đồng thời khai thác tốt tiềm năng lợi thế mặt nước hồ thủy điện Sơn La.

khu nuôi cá tầm
Ông Vương Đình Huệ đã trực tiếp đi khảo sát thực tế khu nuôi cá tầm trên đập thủy điện Sơn La

Trong hai ngày 13 và 14/10/2013, ông Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương đã đi thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La.

Ngay trong ngày đầu tiên đến Sơn La, ông Vương Đình Huệ đã trực tiếp đi khảo sát thực tế và làm việc tại huyện Vân Hồ mới thành lập, Công ty Cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu, Nhà máy thủy điện Sơn La; thăm khu nuôi cá tầm trên đập thủy điện và Đội Cao su Phiêng Tìn của Công ty Cổ phần Cao su Sơn La tại huyện Mường La.

Làm việc tại Công ty Cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu, ông Vương Đình Huệ đề nghị Công ty chú trọng thực hiện phát triển bền vững và quản lý tốt sự phát triển; tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ sinh học trong chăn nuôi bò sữa... phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu mà Công ty đã đề ra đến năm 2020 phát triển đàn bò sữa lên 35.000 con, chiếm 35% đàn bò của Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La.

Khảo sát khu nuôi cá tầm trên đập thủy điện Sơn La, ông Vương Đình Huệ  cho rằng đây là bước đột phá để chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho đồng bào tái định cư, đồng thời khai thác tốt tiềm năng lợi thế mặt nước hồ thủy điện Sơn La.

Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Để phát triển thủy sản theo hướng công nghiệp có khả năng cạnh tranh cao, tỉnh Sơn La cần kiên trì theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, gắn chế biến tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân. Tỉnh cần tính toán với các bước đi chắc chắn, phù hợp với quy hoạch, đề án cơ chế và chính sách, tạo cơ chế thông thoáng, mời gọi các nhà đầu tư có năng lực để đầu tư nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm trên các hồ thuỷ điện của địa phương.

Cách đây 3 năm cây cao su được trồng thử nghiệm và là nơi đặt nền móng đầu tiên cho cây caosu của cả vùng Tây Bắc. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị Ban Chỉ đạo phát triển cây cao su của tỉnh, các ban ngành chức năng phối hợp với Công ty cổ phần cao su Sơn La thực hiện tốt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thực hiện tốt các chính sách trong quá trình thực hiện chủ trương phát triển cây cao su; chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân là người dân địa phương; tích cực hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật giúp đỡ đồng bào lao động sản xuất góp phần xóa đói, giảm nghèo, mở hướng sản xuất mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần... 

Theo Infonet, 14/10/2013
Đăng ngày 15/10/2013
pv
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 19:53 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 19:53 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:53 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 19:53 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:53 16/04/2024