Ông Yoshimasa Hayashi bật đèn xanh cho những tranh luận mới

Nhật Bản lần đầu tiên chính thức công nhận là đã cho phép săn cá voi với mục đích thương mại. Trước đây chỉ được đánh bắt cá cho mục đích khoa học. Bây giờ, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản Yoshimasa Hayashi phải công nhận một thực tế rằng cuối cùng, hầu hết thịt cá voi được sử dụng trong các nhà hàng Nhật Bản.

Ông Yoshimasa Hayashi bật đèn xanh cho những tranh luận mới

Năm 1986, Ủy ban cá voi quốc tế đã áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá voi vì mục đích thương mại, chỉ dành ngoại lệ cho một số dân tộc thiểu số ở phía Bắc. Thịt cá voi là thực phẩm chủ yếu của họ. Nghề đánh cá ven bờ của những người thiểu số phía Bắc, trái ngược với đánh bắt cá voi thương mại là họ chỉ bắt với khối lượng nhỏ. Vì vậy, ông Konstantin Zgurovsky, người đứng đầu chương trình biển WWF (World Wildlife Fund) cho rằng "đèn xanh” dành cho một loạt dân tộc thiểu số chắc gì được bật lên cho toàn bộ nước Nhật hiện đại:

"Tuy ẩm thực Nhật Bản có tính bảo thủ, nhưng người Nhật đâu có nhất định phải sử dụng thịt cá voi. Dù sao, đối với người Nhật, điều đó là truyền thống hơn là nhu cầu sinh lý. Một khi họ không muốn từ bỏ thói quen, ít nhất, họ nên khai thác cá voi ở vùng biển của mình, chứ không phải trong vùng biển Nam Cực. Và phải đánh bắt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt. Ví dụ, lệnh cấm được áp đặt cho Iceland và Na Uy, và họ chỉ đánh bắt cá trong vùng biển của riêng mình. Trong khi đó, phía Nhật Bản chủ yếu là tham gia đánh bắt cá voi ở các vùng biển khác và cố gắng thuyết phục các nước Thái Bình Dương ủng hộ quan điểm của mình.”

Việc vi phạm lệnh cấm tàn sát cá voi khiến cho loài sinh vật biển độc đáo này có nguy cơ tuyệt chủng. Thật vậy, loài động vật sống lâu với chu kỳ sinh sản chậm như cá voi phải mất nhiều thập kỷ để bù đắp lại những thiệt hại của quần thể. Một số nhóm cá voi chỉ còn vài trăm con và đang trên bờ vực tuyệt chủng.

Cuộc đụng độ giữa các nhà bảo vệ môi trường và các tay săn cá voi Nhật Bản không ngừng diễn ra. Bây giờ, sau lời công nhận của Bộ trưởng Bộ thuỷ sản Yoshimasa Hayashi, giới bảo vệ môi trường lại có luận chứng mạnh mẽ mới. Đối với người Nhật Bản thì không, nhưng đối với công dân các nước khác thì tuyên bố đó có khả năng tạo ấn tượng. Người ta có thể nhắc lại việc phong trào "xanh" đã phá vỡ hợp đồng thương mại giữa công ty Argentina Santa Elena và Nissui - một trong những công ty lớn nhất của Nhật Bản về sản xuất thủy sản. Hơn 20.000 nhà hoạt động Greenpeace đã dán trên bao bì của csản phẩm Santa Elena thông báo rằng công ty này tham gia hủy diệt cá voi. Hậu quả là Giám đốc công ty đã phải từ chối xuất khẩu hàng từ Nhật Bản và tặng 60 ngàn đô la cho chương trình bảo vệ cá voi.
 

http://vietnamese.ruvr.ru
Đăng ngày 04/03/2013
Thế giới

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 03:02 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 03:02 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 03:02 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 03:02 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 03:02 15/11/2024
Some text some message..