Peru: Xuất khẩu bột cá và dầu cá giảm mạnh

Theo Bộ Sản xuất Peru, XK thủy sản của Peru tháng 5/2013 đạt 53.400 tấn, trị giá 121,6 triệu USD; giảm 48,8% về khối lượng và 30,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012, chủ yếu do giảm XK bột cá, dầu cá và các sản phẩm thủy sản đông lạnh.

xuat khau bot ca

XK thủy sản của Peru 5 tháng đầu năm nay đạt 406.600 tấn, trị giá 864,4 triệu USD trong khi cùng kỳ năm ngoái là 937.800 tấn và 1.396,7 triệu USD.

Tháng 5/2013, XK bột cá đạt 12.100 tấn, trị giá 23,5 triệu USD; giảm 77,6% về khối lượng và 65,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012 (53.800 tấn và 67,5 triệu USD).

Các thị trường chính NK bột cá Peru là Đức, Arập Xêut, Australia và Bulgaria.

XK bột cá 5 tháng đầu năm nay đạt 180.200 tấn, trị giá 333 triệu USD; giảm 70,9% về khối lượng và 55% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012 (618.300 tấn và 739,4 triệu USD).

Tháng 5/2013, XK dầu cá đạt 1.200 tấn, trị giá 3,5 triệu USD; giảm so với 3.200 tấn và 6,2 triệu USD của cùng kỳ năm 2012.

Các thị trường chính NK dầu cá của Peru là Australia, Bỉ, Canada, Chile và Trung Quốc.

XK dầu cá 5 tháng đầu năm 2013 đạt 28.300 tấn, trị giá 75,1 triệu USD; giảm 74,8% về khối lượng và 50,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.

Tháng 5/2013, Peru XK 31.900 tấn thủy sản đông lạnh, giảm 14,1% so với 37.100 tấn của cùng kỳ năm ngoái. XK mặt hàng này 5 tháng đầu năm đạt 150.100 tấn, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2012 (150.800 tấn).

Lượng cập cảng giảm mạnh

Tháng 5/2013, có 896.100 tấn cá cập cảng ở Peru, giảm 29,3% so với 1.267.000 tấn của cùng kỳ năm 2012, chủ yếu do giảm sản lượng cá cơm dùng làm bột cá và dầu cá cũng như giảm sản lượng các loài thủy sản khác dùng để chế biến các sản phẩm đông lạnh. Lượng cập cảng 5 tháng đầu năm 2013 đạt 1.649.500 tấn, giảm 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái (2.193.900 tấn).

Tháng 5/2013, sản lượng cá cơm dùng để sản xuất bột cá đạt 805.200 tấn, giảm 30,7% so với cùng kỳ năm 2012 (1.160.500 tấn). Năm tháng đầu năm nay, sản lượng đạt 1.204.500 tấn, giảm 26,2% so với 1.631.300 tấn của cùng kỳ năm 2012.

Tháng 5/2013, có 90.900 tấn cá cập cảng cho tiêu thụ trực tiếp (cùng kỳ năm 2012 là 106.500 tấn). Năm tháng đầu năm nay đã sử dụng 445.000 tấn cá cho tiêu thụ trực tiếp, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm 2012 (562.600 tấn).

Tháng 5/2013, có 51.700 tấn cá cập cảng sử dụng để chế biến các sản phẩm đông lạnh (cùng kỳ năm 2012 là 71.100 tấn). Năm tháng đầu năm, tổng lượng cập cảng đạt 223.200 tấn, giảm 24,5% so với cùng kỳ năm 2012.

Ngược lại, lượng cá cập cảng sử dụng đóng hộp tháng 5/2013 đạt 5.700 tấn, tăng so với 3.700 tấn của cùng kỳ năm 2012.

Năm tháng đầu năm 2013, có 169.100 tấn cá cập cảng được dùng để tiêu thụ tươi, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2012 (175.300 tấn).

Theo Fis.com
Đăng ngày 17/08/2013
Kim Thu (Vasep)
Kinh tế

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 10:22 31/10/2024

Cơ hội mới cho tôm Việt Nam vượt lên đối thủ Ấn Độ, Ecuador

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là tôm chân trắng, đang đứng trước cơ hội lớn để cũng cố vị thế trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Mỹ, một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới.

Thu hoạch tôm
• 09:52 30/10/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 04:12 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:12 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 04:12 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 04:12 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 04:12 06/11/2024
Some text some message..