Phân tích mô bệnh học bệnh phân trắng

Mật độ Vibrio spp càng cao lại càng làm trầm trọng thêm mức độ nhiễm phân trắng cho tôm thẻ.

tôm thẻ chân trắng
Những hiểu biết sâu sắc về mô bệnh học là tiền đề để phòng trị bệnh phân trắng hiệu quả.

Khi các chuỗi phân trắng xuất hiện trong ao, đó là dấu hiệu chính của Hội chứng phân trắng (WFS). Hội chứng này đã gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho những trại nuôi thâm canh, đặc biệt là khi nhiệt độ nước cao bất thường. Triệu chứng thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn từ 50-70 ngày tuổi (hoặc 7-12gr) ở tất cả các độ mặn khác nhau.

Một số nghiên cứu trước đây chứng minh ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) và vi khuẩn Vibrio spp được xem là 2 trong số nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng này. Trong đó, EHP làm chậm đi sự phát triển của tôm, mặc dù EHP và cả bào tử của chúng đều được tìm thấy nhiều khi dấu hiệu phân trắng xuất hiện, nhưng vẫn không phải là nguyên nhân chính gây ra hội chứng. Bên cạnh đó, lượng Vibrio spp cao sẽ đẩy nhanh sự tiến triển của phân trắng, là nguyên nhân cơ hội nhưng vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính của bệnh phân trắng.

Dấu hiệu bên ngoài dễ thấy nhất của hội chứng là ruột tôm bị “nhuộm” trắng và đứt khúc. Các kết quả dưới đây chỉ ra những thay đổi của mô bệnh học khi bệnh tiến triển theo những giai đoạn khác nhau. Cùng với đó là sự thay đổi của thành phần vi khuẩn chiếm ưu thế và sự tương tác của chúng trong đường ruột và gan tụy. Phân trắng là bệnh gây đau đầu nhất cho những hộ nuôi khu vực châu Á. Theo quan sát lâm sàng và mô học bệnh được chia làm 3 giai đoạn theo những tiến triển của bệnh:

Giai đoạn 1: Bề ngoài tôm bệnh phân trắng như tôm khỏe mạnh, gan tụy hơi nâu, mềm, mọng nước nhưng kích thước vẫn bình thường; dạ dày đen và chứa nhiều thức ăn, phần giữa gan tụy bị bao phủ bởi một lớp màng trắng.

Giai đoạn 2: Dạ dày trống rỗng, ruột chứa đầy phân màu trắng có thể nhìn thấy từ bên ngoài, tế bào biểu mô ruột chứa nhiều sắc tố màu nâu khác thường. 

Giai đoạn 3: Gan tụy teo nhỏ, có màu nâu sẫm, mềm hơn giai đoạn 2, bị xâm nhập bởi nhiều tế bào huyết sắc tố. Dịch lỏng nhiều trong gan tụy có thể do nước thải từ không bào của tế bào B, gan tụy teo nhỏ và các thành phần được cắt như thạch mềm. 

Kiểm tra sâu hơn về mô bệnh học cho thấy biểu mô ống gan tụy tách dần ra khỏi các lớp biểu mô. Giai đoạn 1, ống gan tụy vẫn chứa nhiều tế bào B (tế bào tiết), R (tế bào dự trữ) và F (tế bào tạo khung biểu mô). Đến giai đoạn 2, biểu mô của ống nhỏ và lòng mạch bắt đầu phình ra, độ dày của biểu mô này giảm dần. Giai đoạn 3, các ống gan tụy đều xẹp, không còn nhiều tế bào B, F và R tồn tại trong các lớp biểu mô mỏng, huyết cầu phát tán rộng, lớp vi nhung mao trong gan tụy biến mất.

EHP không phải là tác nhân chính gây ra bệnh phân trắng trên tôm vì ký sinh trùng này vẫn tìm thấy ở tôm khỏe. Ngoài ra phải kể đến việc phân trắng ít có liên hệ đến bệnh hoại tử gan tụy cấp tính do tìm thấy chủng vibrio không chứa gen mang độc tố gây AHPND. Cộng thêm kết quả phân tích mô bệnh học của AHPND là gan tụy bong tróc, nhưng khi nhiễm phân trắng thì gan tụy teo nhỏ. V. sinaloensis và  V. parahaemolyticus được xác định là 2 mầm bệnh xuất hiện nhiều nhất của hội chứng phân trắng trên tôm, nhưng lại không là nguyên nhân chính làm xuất hiện những dải phân trắng. Theo đó, có thể khẳng định rằng bệnh phân trắng trên tôm không phải chỉ do một loại vibrio gây ra.

Khi kiểm khuẩn trong gan tụy và ruột tôm bị bệnh phân trắng cho thấy V. sinaloensis gây ra những triệu chứng nặng hơn cho gan tụy tôm so với V. parahaemolyticus. Mật độ vi khuẩn trong gan tụy tăng cao dần từ  19.4 lên tới 76.7% từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3, kéo tình trạng sức khỏe tồi tệ ở tôm. Có thể kết luận mật độ vibrio sp càng cao lại càng làm trầm trọng thêm mức độ nhiễm bệnh phân trắng trên tôm thẻ.

Ngoài ra có một sự khác biệt về cấu trúc của hệ vi sinh vật khi tôm bị nhiễm phân trắng, chủng Vibrio ngày càng trở nên phong phú và chiếm ưu thế trong cộng đồng. Do vậy Vibrio spp cũng được coi là sinh vật chỉ thị cho hội chứng phân trắng. Vì vi khuẩn sẽ làm trầm trọng hơn các triệu chứng của phân trắng nên việc diệt khuẩn khử trùng trước và trong khi thả nuôi là rất quan trọng. Và quan tâm đến chất lượng nước cũng là một trong số những cách phòng bệnh phân trắng hữu hiệu nhất.

Insights into the histopathology and microbiome of Pacific white shrimp, Penaeus vannamei, suffering from white feces syndrome by Hailiang Wang, Xiaoyuan Wan, Guosi Xie, Xuan Dong, Xiuhua Wang, Jie Huang.

Đăng ngày 04/01/2021
Hà Tử
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 20:29 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 20:29 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 20:29 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 20:29 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 20:29 22/11/2024
Some text some message..