Phận ‘ba chìm, bảy nổi’ của cổ phiếu ngành thủy sản

Từng “làm mưa làm gió” trên thị trường chứng khoán, vài năm gần đây cổ phiếu ngành thủy sản bỗng trở nên “im hơi lặng tiếng” không chỉ bởi những kết quả kinh doanh bết bát, thị giá cổ phiếu cũng đồng loạt suy giảm, thậm chí còn bị hủy niêm yết…

cổ phiếu ngành thủy sản
Ai chìm ai nổi?

Còn nhớ, thời điểm cuối năm 2014 – đầu 2015, cổ phiếu ngành thủy sản vẫn được giới đầu tư lựa chọn với hàng loạt cái tên như: HVG (Thủy sản Hùng Vương), VHC (Vĩnh Hoàn), MPC (Minh Phú), FMC (Thực phẩm Sao Ta), SJ1 (Nông nghiệp Hùng hậu), ABT (Thủy sản Bến Tre)… thì nay chỉ còn một số ít cái tên được giới đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, so với thời điểm đó, chỉ một số ít cái tên như VHC, FMC, ABT giữ được giá trị, thậm chí là tăng trưởng vượt bậc. Trong khi đó, một vài cái tên từng “hot bần bật” trong ngành thủy sản lại suy giảm đến mức không ngờ.

Cụ thể, ở chiều tăng giá trị phải kể đến đà tăng trưởng mạnh của VHC (Vĩnh Hoàn). Từ mức giá 31.000 – 32.000 đồng/CP thời điểm cuối năm 2014, hiện tại VHC được giới đầu tư khá quan tâm với mức giá 51.000 – 53.000 đồng/CP, dù trong quá trình kinh doanh cũng gặp không ít bất lợi về nguồn nguyên liệu, thị trường xuất khẩu, thậm chí là bị “xù tiền” hàng… Tương tự, dù không mấy nổi bật trong kinh doanh nhưng đến thời điểm hiện tại cổ phiếu ABT (Thủy sản Bến Tre) vẫn giữ được đà tăng trưởng của mình dù giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp này so với thời điểm cuối năm 2014 cũng sụt giảm nhưng không nhiều. Hiện giá trị ABT đang ở mức 42.000 – 43.000 đồng/CP.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại là sự sụt giảm không ngờ của “ông vua cá tra” HVG (Thủy sản Hùng Vương). Từ mức giá “cao ngất ngưởng” 25.000 đồng/CP vào cuối năm 2014, thị giá HVG cứ giảm dần và tới thời điểm hiện tại chỉ còn… 6.000 đồng/CP. Đáng nói, dù vẫn được xếp loại “ông lớn” ngành thủy sản nhưng gần đây cổ phiếu HVG đã bị HoSE xếp vào diện cảnh báo từ 15.02.2017, do lợi nhuận sau thuế công ty mẹ năm 2016 âm. HVG tiếp tục bị nhắc nhở trên toàn thị trường từ 28.02.2017 do vi phạm từ 3 lần trở lên trong vòng một năm quy định về báo cáo tài chính.

Song “sốc” hơn cả là cổ phiếu VNH (Thủy sản Việt Nhật), trong ngày 23.3 tới đây sẽ bị chính thức hủy niêm yết. Nguyên nhân do kết quả kinh doanh của công ty bị thua lỗ trong 3 năm liên tục. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế (LNST) năm 2016 là -23,86 tỷ đồng; năm 2015 là -6,99 tỷ đồng và năm 2014 là -43,5 tỷ đồng, thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết. Giải trình của công ty này đưa ra lại khá mờ nhạt, với lý do doanh thu hoạt động giảm, giá vốn hàng bán tăng dẫn đến kết quả kinh doanh bị âm…

Vì sao có “biến động” lớn với cổ phiếu thủy sản?

Vì sao một số doanh nghiệp ngành thủy sản lại “lao dốc” trong khi một số doanh nghiệp khác lại vượt lên khá nổi trội? Câu hỏi này được một số chuyên gia nhận định, thực tế trong điều kiện xuất khẩu ngành thủy sản hiện nay gặp nhiều khó khăn, những doanh nghiệp nào nắm bắt được các giải pháp hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ như: hỗ trợ tỷ giá trực tiếp đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn, tạm hoàn thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa xuất khẩu… thì rất thuận lợi để bứt phá vươn lên. Tuy nhiên, việc nắm bắt thị trường mới là khâu quyết định “thành bại” của doanh nghiệp.

Ngoài ra, chiến lược M&A (mua bán, sát nhập) từ năm 2013 của nhiều doanh nghiệp ngành thủy sản cũng được các chuyên gia đánh giá là yếu tố làm những doanh nghiệp này… “ngã ngựa”.

Chẳng hạn, HVG (Thủy sản Hùng Vương) cùng với việc mua lại hàng loạt DN cùng lĩnh vực (sản xuất, xuất khẩu cá tra, tôm) và ngoài ngành (thức ăn chăn nuôi, bất động sản, bóng đá…), như Việt Thắng, An Giang, Thực phẩm Sao Ta, Lâm thủy sản Bến Tre, Công ty CP Thức ăn chăn nuôi, Công ty CP Bóng đá Hùng Vương, Công ty CP Địa ốc An Lạc,… HVG bỗng nhiên trở thành “gã khổng lồ” trong ngành thủy sản với những kế hoạch kinh doanh “vượt ra khỏi biên giới”.

Cùng thời điểm, VHC (Vĩnh Hoàn) cũng thể hiện sự lớn mạnh khi liên tiếp đầu tư vào các nhà máy sản xuất gạo, nhà máy sản xuất Collagen từ phụ phẩm các tra và nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản.

Một loạt các doanh nghiệp thủy sản khác cũng đẩy mạnh các thương vụ M&A với các đối tác trong và ngoài nước để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu, đang dạng hóa thị trường. Chẳng hạn, MPC (Tập đoàn thủy sản Minh Phú) cũng thông qua Công ty CP Cảng Minh Phú Hậu Giang (MPC sở hữu 50% cổ phần) đã đạt được thỏa thuận với Gemadept để tham gia đầu tư vào Công ty CP Mekong Logistics thành lập Trung tâm Logistics tại KCN Sông Hậu (huyện Châu Thành, Hậu Giang) với diện tích 15ha gồm kho lạnh có sức chứa 50.000 pallets và kho thường 15.000m2, vốn đầu tư gần 670 tỷ đồng…

Dù vậy, cuối cùng thì VHC (Vĩnh Hoàn) lại là doanh nghiệp biết “dừng đúng lúc” để trở về đúng thế mạnh là xuất khẩu cá tra. Cụ thể, sau khi thấy tình hình thị trường khó khăn, DN này đã bán nhà máy gạo, mở thêm hai nhà máy sản xuất sản phẩm từ cá tra, trong đó, một nhà máy dành riêng để sản xuất các sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cho con cá tra. Có lẽ bởi vậy nên VHC hiện đang vận hành khá tốt, trong khi đó một loạt doanh nghiệp thủy sản khác lại khá “chật vật” trong điều hành hàng loạt các công ty con, liên doanh, liên kết…

Một loạt các mã cổ phiếu thủy sản khác cũng “mất giá” rất nhiều trong vài năm gần đây như: NGC (Thủy sản Ngô Quyền) từ mức giá 15.000-17.000 đồng/CP nay chỉ còn khoảng 9.000 đồng/CP; AVF (Thủy sản Việt An) từ 4.900 đồng/CP nay chỉ còn 400 đồng/CP; ATA (Công ty NTACO) từ 5.400 đồng/CP nay chỉ còn 700 đồng/CP; ICF (Công ty Đầu tư TM Thủy sản) từ 5.300 đồng/CP còn 2.500 đồng/CP… Riêng với MPC (Thủy sản Minh Phú) thời điểm đầu năm 2015 giá trị cổ phiếu lên tới 122.000 đồng/CP nhưng sau đó bỗng dưng tự xin… hủy niêm yết.

Tin Miền Tây
Đăng ngày 21/03/2017
Kinh tế

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 05:58 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 05:58 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 05:58 27/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 05:58 27/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 05:58 27/04/2024