“Phao cứu sinh” của các trại giống thủy sản

Thời gian qua, nhiều chủ trại ươm tôm - cua giống ở Cà Mau phải “chết dở sống dở” vì không hiệu quả, do nguồn nước bị ô nhiễm. Trong lúc nhiều người định bỏ nghề vì lỗ lã thì công nghệ xử lý nước TĐC xuất hiện, giúp nghề ươm tôm-cua giống hồi sinh.

Ông Chu Hoàng Thái hướng dẫn đoàn cán bộ của Sở KH-CN Cà Mau cách sử dụng hệ thống lọc TĐC.
Ông Chu Hoàng Thái hướng dẫn đoàn cán bộ của Sở KH-CN Cà Mau cách sử dụng hệ thống lọc TĐC.

Sắp “sạt nghiệp” vì... nguồn nước bị ô nhiễm!

Nhắc lại chuyện sắp sạt nghiệp vì ươm tôm - cua giống không hiệu quả, ông Chu Hoàng Thái, một chủ trại giống tôm - cua ở huyện Năm Căn, không khỏi bùi ngùi: “Tui bây giờ giống như người chết đi sống lại vậy đó. Nói thiệt, nếu không có duyên gặp được chú Dũng (Lê Quốc Dũng, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN Long An), không biết bây giờ tui và gia đình sẽ ra sao”. Với kinh nghiệm hơn 10 năm ươm tôm - cua giống và tích lũy được một số vốn kha khá, cuối năm 2000, ông đến ấp 2 xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn mua 3.000m2 đất để xây một trại ươm giống tôm - cua Hoàng Duy, với kinh phí đầu tư hơn 1 tỷ đồng. Những tưởng sẽ ăn nên làm ra, nào ngờ công việc làm ăn ngày một bết bát.

“Mấy năm đầu còn có lời, sau đó ngày lỗ một ít, đến giữa năm 2012 thì lỗ cả tỷ đồng. Công việc làm ăn coi như chết đứng, bởi ươm tôm - cua giống bị thất bại liên tục, do nguồn nước bị ô nhiễm nặng” - ông Thái than. “Cũng may, trong lúc tưởng sạt nghiệp tới nơi, nào ngờ nhận được một cú gọi điện thoại của chú Dũng, nên gia đình tôi mới tạm ổn được tới nay” - bà Phạm Ánh Nga, vợ ông Thái, phấn khởi cho biết.

Theo bà Nga, khi biết cái máy lọc nước mua của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN Long An sử dụng không được, ông Dũng và nhân viên liền xuống tận nơi để nghiên cứu, tìm cách khắc phục và thiết kế cho một hệ thống lọc nước mới (vì hệ thống lọc nước lúc đầu chỉ dùng cho lọc nước sinh hoạt, vợ chồng ông Thái mua về lọc nước mặn thử để ươm tôm - cua giống). “Khi mẻ ươm đầu tiên từ hệ thống lọc nước mới cho kết quả đạt 50% - 60%, rồi đạt 80% - 90%, vợ chồng tôi mừng như chết đi sống lại” - bà Nga rươm rướm nước mắt kể lại.

Hiện nay, mỗi ngày trại giống của bà cung cấp 100.000 - 200.000 con cua giống cho người nuôi trong và ngoài tỉnh. Theo bà Nga, giá cua giống lúc này chỉ còn 350 đồng/con (do nghịch mùa nuôi, lúc thuận mùa giá lên đến 500 đồng/con) nhưng vẫn có lời, đến tết có thể trả hết nợ và có lời. Thậm chí bà Nga còn khoe, qua tết bà sẽ xây thêm 24 hồ ươm nữa (hiện đã có 40 hồ). Nhất là hiện nay, nhiều chủ trại ươm tôm - cua giống ở Năm Căm, Đầm Dơi… tìm đến để “học nghề”, đặc biệt là để “chiêm ngưỡng” hệ thống lọc nước mà bà đang có.

Gặp “phao”

Ông Lê Quốc Dũng, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN Long An thuộc Sở KH-CN Long An, cho biết: “Thật ra hệ thống lọc nước TĐC (hệ thống tiêu chuẩn đo lường chất lượng) cũng chẳng có gì cao siêu. Hệ thống này có từ năm 2005. Lúc đầu làm là để xử lý nguồn nước sinh hoạt cho con người, nay phát huy thêm công năng để xử lý nguồn nước mặn bị ô nhiễm, phục vụ cho việc ươm giống các loại thủy sản. Nguyên lý của TĐC là khử độc nguồn nước, khử tạp chất và khử mầm bệnh”. Cũng theo ông Dũng, hệ thống TĐC phục vụ nước sinh hoạt hiện đã có mặt khắp các huyện trong tỉnh Long An, các tỉnh ở ĐBSCL và một số tỉnh ở miền Trung, miền Bắc do giá rẻ và sử dụng hiệu quả, lâu bền. Riêng hệ thống TĐC xử lý nước mặn để ươm giống thủy sản thì chỉ mới lắp đặt 2 cái ở Cà Mau (một cho ông Thái, một cho trại giống ông Đoàn Sáng ở Đầm Dơi) và 1 cái cho kỹ sư Quyết ở Trường Đại học Cần Thơ.

Theo ông Huỳnh Quốc Việt, Phó Giám đốc Sở KH-CN Cà Mau: “Hiện nay, nguồn nước nuôi trồng thủy sản đã bị ô nhiễm nên khi hệ thống lọc nước TĐC được ứng dụng thành công ở trại giống Hoàng Duy của ông Thái, nó được xem như là cứu cánh cho các trại ươm các loại giống thủy sản ở Cà Mau”. Cũng theo ông Việt, hiện Trung tâm thông tin và ứng dụng KHCN của tỉnh đang xây dựng một trại sản xuất các loại giống thủy sản, và khi trại này đi vào hoạt động sẽ ứng dụng hệ thống lọc nước TĐC này để lấy nguồn nước sản xuất giống.

Không riêng trại giống của ông Thái, ông Sáng mà nhiều trại ươm con giống thủy sản ở Cà Mau đều muốn có được hệ thống lọc nước TĐC. Bởi theo họ, lâu nay các trại giống áp dụng cách xử lý nguồn nước theo kiểu truyền thống là không hiệu quả (bơm nước lên cho chảy tràn qua cát rồi đem ươm giống). Chính vì vậy mà thời gian qua có nhiều trại muốn “tuốt mùng vô thúng”, vì lỗ lã. Nên muốn theo nghề ươm giống các loại thủy sản thì phải mua cho được hệ thống lọc nước TĐC, bởi hệ thống này đã chứng minh được giá trị của nó.

Theo ông Lê Quốc Dũng, công nghệ xử lý nước TĐC là công nghệ siêu lọc đảm bảo khả năng loại bỏ hầu hết các tạp chất không mong muốn ra khỏi nguồn nước và cũng đồng thời giữ lại hầu hết các khoáng chất có lợi cho thủy sản, đảm bảo nguồn nước siêu sạch phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản, đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước làm giống thủy sản chất lượng cao.

 

SGGP
Đăng ngày 31/12/2012
Kỹ thuật

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 12:54 24/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 12:54 24/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 12:54 24/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 12:54 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 12:54 24/12/2024
Some text some message..