Phát hiện bí quyết lặn sâu săn mồi của sư tử biển

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đăng tải trên tạp chí Royal Society Biology Letters ngày 19/9, đã tiết lộ bí mật giải thích yếu tố giúp loài sư tử biển lặn xuống độ sâu tuyệt vời để săn mồi mà không bị đột quỵ do giảm áp suất khí.

sư tử biển lặn sâu để săn mồi
Ảnh minh họa: Internet

Được xem như bệnh suy nhược do áp lực khí, hiện tượng khí ép xảy ra khi khí nitơ bị nén trong máu suốt trong quá trình lặn sâu của các sinh vật đại dương "bùng ra" trong quá trình bơi lên, gây ra hiện tượng đau đớn thậm chí bị chết.

Nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi Birgitte McDonald tại Viện Hải dương học Scripps đã bắt một con sư tử California cái trưởng thành (Zalophus californianus), sau đó gây mê và gắn thiết bị ghi lại chỉ số áp suất của oxy trong động mạch chủ, thời gian và độ lặn sâu của sinh vật này khi nó được thả xuống biển.

Thiết bị vô tuyến điện cho thấy con sư tử biển nặng 82kg này đã trải qua 48 bước lặn, mỗi lần kéo dài khoảng 6 phút. Ở độ sâu khoảng 225m, xuất hiện một sự suy giảm đáng kể áp suất oxy của sư tử biển. Điều này đặt ra khả năng rằng loài vật này đã thu xẹp phổi của mình để ngăn cản khí bổ sung (nitơ) xâm nhập vào máu.

Các nhà nghiên cứu cho biết việc thu xẹp phổi ở các động vật có vú bơi lặn là một cơ chế tự nhiên trong phế nang xử lý không khí có cấu trúc giống quả bóng đàn hồi, gắn liền với phế quản bị rỗng nhằm giảm kích thước của cơ quan này.

Tín hiệu thu được cho thấy con sư tử biển tiếp tục lặn tới độ sâu khoảng 300m thì bắt đầu bơi ngược lên. Khi bơi lên mức khoảng 247m so với mặt nước, áp lực oxy lại tăng chứng tỏ phổi của nó đã tái bơm phồng, sau đó xẹp xuống nhẹ nhàng cho đến khi sư tử biển tiếp cận mặt nước.

Các nhà khoa học đặt câu hỏi phải chăng loài sư tử biển đã thu xẹp phổi để giữ lại lượng khí dữ trữ quý giá trên để có thể sống sót trong quá trình bơi lên. Câu trả lời là tại đường hô hấp trên (upper airways) - gồm phế quản lớn và khí quản của loài vật này có các mô không thể hòa không khí vào máu.

Trong giai đoạn bơi lên, sư tử biển dùng túi khí dự trữ này để nuôi các phế nang, chính vì thế mà nó vẫn có thể sống sót trong tình trạng thiếu oxy trầm trọng như vậy.

Theo Vietnam+
Đăng ngày 22/09/2012
Khoa học

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 04:12 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 04:12 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 04:12 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 04:12 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 04:12 27/11/2024
Some text some message..