Phát hiện cá nhiễm thủy ngân bằng Polymer huỳnh quang

Theo các nhà nghiên cứu, thủy ngân là một kim loại độc hại có thể tồn tại ở môi trường từ các nguồn tự nhiên. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, nồng độ thủy ngân đã tăng cao ở các vùng đất và vùng biển do chất thải công nghiệp.

kiểm tra cá nhiễm thủy ngân
Sử dụng polymer huỳnh quang để kiểm tra cá bị nhiễm thủy ngân (Ảnh: FIS)

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Burgos đã sản xuất một loại polymer huỳnh quang, được gọi là JG25, có khả năng phát hiện sự có mặt của thủy ngân trong cá.

Trong chuỗi thức ăn, thủy ngân hiện diện ở dạng hữu cơ (methylmercury - MeHg+) hoặc ở dạng vô cơ (cation Hg2+).

Tomas Torroba là tác giả chính của nghiên cứu giải thích: “Polymer tiếp xúc với các mẫu được chiết xuất trực tiếp từ cá trong vòng 20 phút. Sau khi được chiếu dưới ánh sáng cực tím, chúng sẽ phát ra một ánh sáng màu xanh có cường độ tỷ lệ thuận với lượng MeHg+ và Hg2+ có trong cá”.

Kỹ thuật này đã được áp dụng bằng một đầu dò polymer cầm tay cho phép thao tác tại chổ. Mỗi mẫu chiết xuất có khối lượng 2 gam và thực hiện trên ​​nhiều loài cá. Tương quan định lượng giữa mức độ thủy ngân trong cá và mức độ của huỳnh quang được thực hiện bằng một phân tích hóa học (gọi là ICP-Mass).

Các kết quả đã được công bố trên tạp chí Chemical Communications cho thấy cá càng lớn thì có lượng thủy ngân càng cao. Lượng thủy ngân có từ 1,0 - 2,0 ppm (phần triệu) ở cá kiếm, cá ngừ và cá mập Galeorhinus galeus; khoảng 0,5 ppm ở cá chình biển và 0,2 ppm ở cá pangasius.

Tuy nhiên, chất độc hại này không được tìm thấy trong cá hồi nuôi. Bởi vì mặc dù chúng là cá có kích thước lớn và ở phần trên của chuỗi dinh dưỡng nhưng do bị nuôi nhốt nên không có sự hiện diện của kim loại này.

Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) khuyến cáo không nên ăn quá một phần ăn có chứa lượng thủy ngân hữu cơ vượt quá 1,6 μg/kg trong một tuần (1,6 μg thủy ngân hữu cơ cho mỗi kg cá) và 4 μg/kg đối với thủy ngân vô cơ.

Cơ quan an toàn thực phẩm của FDA thì khuyến cáo không nên tiêu thụ nhiều hơn một khẩu phần cá có chứa nồng độ thủy ngân lớn hơn 1 μg/kg cho mỗi tuần.

Tomas Torroba giải thích thêm rằng thực phẩm bị nhiễm thủy ngân trên 0,5 ppm đã là đáng kể.

Lượng thủy ngân đó đã vượt quá, thậm chí còn cao hơn gấp đôi trong một số mẫu cá kiếm và cá ngừ tươi đã phân tích. Vì nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi nên các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai nên giảm lượng tiêu thụ hàng tuần đối với một số loại cá, chẳng hạn như cá kiếm.

Fis.com
Đăng ngày 21/02/2017
Đào Minh
Khoa học
Bình luận
avatar

Nghiên cứu các quy định để giảm thiểu tình trạng kháng thuốc

Nhu cầu toàn cầu về sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển đáng kể của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất thâm canh đã tạo ra những thách thức về sức khỏe cho vật nuôi, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để phòng ngừa và điều trị bệnh ở động vật thủy sản.

Kiểm kháng sinh
• 10:28 19/09/2024

Hệ thống AI cảnh báo sớm triệu chứng stress tôm nuôi

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống thị giác máy tính dựa trên AI cho phép phát hiện và theo dõi sớm sự tăng trưởng, quy mô quần thể, tỷ lệ tử vong và căng thẳng ở tôm nuôi.

Hệ thống AI
• 10:10 18/09/2024

Liệu pháp kháng vi-rút đầy hứa hẹn chống lại vi-rút đốm trắng

Coumarin, có trong tự nhiên ở nhiều loại thực vật và nổi tiếng với nhiều tác dụng sinh học đa dạng, được biết đến như những tác nhân cải tiến có ái lực và tính đặc hiệu đối với các mục tiêu phân tử khác nhau trong hoạt động kháng vi-rút (Hu et al., 2024, Qin et al., 2020).

Tôm thẻ chân trắng
• 12:00 12/09/2024

Nuôi tôm an toàn sinh học với chuỗi giá trị khép kín và không kháng sinh

Tập đoàn Việt Úc đang nỗ lực cải thiện chất lượng tôm Việt Nam bằng cách tránh sử dụng kháng sinh. Nghiên cứu của họ đã chứng minh tính hiệu quả trong nhiều năm qua.

Tôm thẻ
• 10:43 12/09/2024

Nghiên cứu các quy định để giảm thiểu tình trạng kháng thuốc

Nhu cầu toàn cầu về sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển đáng kể của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất thâm canh đã tạo ra những thách thức về sức khỏe cho vật nuôi, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để phòng ngừa và điều trị bệnh ở động vật thủy sản.

Kiểm kháng sinh
• 06:24 20/09/2024

ShellBank - Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển

Ngày 17.9, tại thủ đô Hà Nội, Cục Kiểm ngư ( Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng TRAFFIC Việt Nam tổ chức Tập huấn “Giới thiệu ShellBank – Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển và hiệu quả sử dụng góp phần thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển tại Việt Nam.

Tiến sĩ Christine Madden
• 06:24 20/09/2024

Đặc điểm các loài cá hường ở đồng bằng sông Cửu Long

Cá được cho là loài di nhập, nhưng không có tài liệu nào đề cập vấn đề này. Ở ĐBSCL, chúng thường được nuôi ghép trong ao với một số loài khác. Cá cũng tìm thấy ở khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An), chúng sống thành bầy đàn và một số cá thể có kích thước lớn hơn 500 g, trong khi cá ở các ao nuôi thường có khối lượng nhỏ hơn 200g.

Đồng bằng sông Cửu Long
• 06:24 20/09/2024

Dự đoán giá tôm tăng cao ở size 40 con/kg trở xuống do nghịch vụ

Trong thời gian gần đây, một xu hướng đang dần rõ nét là giá tôm có size 40 con/kg trở xuống có khả năng tăng cao, đặc biệt là do ảnh hưởng của tình trạng nghịch vụ. Nghịch vụ là khi chu kỳ sinh trưởng của tôm và điều kiện thời tiết không khớp với nhu cầu thị trường, dẫn đến sản lượng không đạt yêu cầu.

Thu hoạch tôm
• 06:24 20/09/2024

Dự đoán giá thủy sản tăng mạnh vào cuối năm 2024: Xu hướng và cơ hội cho người nuôi

Nửa cuối năm 2024, ngành thủy sản dự kiến sẽ chứng kiến một đợt tăng trưởng mạnh mẽ, mang lại nhiều cơ hội quý báu cho người nuôi. Sự khôi phục nhu cầu toàn cầu, đặc biệt là tại các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc và EU, cùng với những thay đổi về chính sách thương mại và biến động giá, hứa hẹn sẽ thúc đẩy giá trị xuất khẩu thủy sản lên một tầm cao mới.

Xuất khẩu thủy hải sản
• 06:24 20/09/2024
Some text some message..