Phát hiện gây sốc: Loài cá không hề biết đau

Cuộc tranh cãi về việc câu cá có là môn thể thao "độc ác" hay không dường như đã tới hồi kết khi các nhà khoa học khẳng định cá không có cảm giác đau.

Chú cá này có cảm giác đau?
Chú cá này có cảm giác đau?

Từ nhiều năm nay, cuộc tranh cãi về việc câu cá bằng cần câu và cước có phải là một môn thể thao độc ác hay không đã nổ ra mà không hề có hồi kết. Tuy nhiên, các nhà khoa học gần đây đã “tháo ngòi” cho cuộc chiến này bằng việc khẳng định cá không có cảm giác đau.

Một công trình nghiên cứu, thực hiện bởi 7 nhà khoa học, vừa được công bố trên tạp chí Cá và nghề cá đã kết luận rằng phản ứng của cá khi bị bắt chỉ đơn giản là một phản ứng vô thức, hơn là phản ứng vì đau.

Người ta biết rằng cá cũng có những cơ quan cảm thụ như con người để phản ứng lại trước những kích thích mang tính hủy diệt, bằng cách gửi những tín hiệu đến não, gây ra cảm giác đau.

Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây lại chỉ ra rằng dù có sự hiện diện của cơ quan cảm thụ, nhưng cá vẫn là loài “vô cảm”. Phát hiện mới này đã phủ nhận công trình nghiên cứu trước kia, cho rằng những cơ quan càm giác có thể giúp cá có cảm giác đau một cách có ý thức.

Trước kia, các nhà khoa học thuộc trường đại học Edinburgh đã dùng axit bôi vào môi của loài cá hồi, sau đó quan sát những thay đổi trong phản ứng của chúng. Họ nhận thấy lũ cá cọ miệng xuống cát và di chuyển rất chuệnh choạng.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tiến hành hàng loạt các thực nghiệm trong vòng nhiều năm qua. Họ phát hiện rằng loài cá hồi và nhiều loài khác chỉ có một số lượng rất ít “sợi C”- một cơ quan cảm thụ cơn đau.

Giáo sư James Rose, thuộc trường đại học Wyoming, Mỹ-người đứng đầu công trình nghiên cứu lần này cho biết não của các không có chứa phần vỏ não phát triển để cảm nhận cơn đau.

 Câu cá có phải là môn thể thao "độc ác".

 Câu cá có phải là môn thể thao "độc ác".

Ông khẳng định rằng tuy cá có thể có những phản ứng mang tính bản năng và vô thức, nhưng những phản ứng này không đồng nghĩa với việc cá có cảm giác đau.

Các nhà khoa học dẫn chứng bằng thí nghiệm cá sau khi bị bắt bằng lưỡi câu và thả ra, chúng ăn uống và trở lại các hoạt động hàng ngày của mình ngay lập tức.

Giáo sư Robert Arlinghaus, một trong những nhà khoa học tham gia công trình nghiên cứu này nói: “Cuộc khẩu chiến về môn thể thao “độc ác” là không cần thiết”.

Kienthuc.net
Đăng ngày 15/01/2013
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 18:49 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 18:49 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 18:49 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 18:49 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 18:49 18/02/2025
Some text some message..