Phát hiện gây sốc về rắn và tiến hóa của mắt người

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ cho thấy: Tổ tiên của chúng ta đã phát triển khả năng quan sát nhạy bén của con mắt một phần do... nỗi sợ các loài rắn.

sự phát triển mắt người
Mắt người phát triển do tổ tiên sợ rắn. Ảnh: Scienceagogo.

Nghiên cứu mới do nhà thần kinh học Hisao Nishijo và Lê Văn Quân thực hiện tại Đại học Toyama (Nhật Bản) cho thấy, trong não bộ của khỉ đuôi ngắn Ấn Độ có tế bào thần kinh đặc biệt phản ứng mạnh mẽ với hình ảnh của loài rắn.

Phòng thí nghiệm của ông Nishijo đã nghiên cứu các cơ chế thần kinh chịu trách nhiệm về cảm xúc và nỗi sợ hãi của loài khỉ này. Phản ứng với rắn là phản ứng bản năng, xảy ra mà không cần quá trình học tập hoặc ghi nhớ. Những con khỉ tham gia nghiên cứu được nuôi trong khu vực có tường bao quanh và chưa từng nhìn thấy rắn.

"Số lượng tế bào thần kinh nhạy cảm với rắn nhiều hơn và phản ứng nhanh, mạnh hơn các tế bào thần kinh khác," Nishijo nói. "Não khỉ có các mạch thần kinh đặc biệt để phát hiện rắn và chúng đã được mã hóa trong gen di truyền."

Giả thuyết trên lần đầu tiên được Lynne Isbell, giáo sư nhân chủng học tại Đại học California, Davis đưa ra trong cuốn sách “Quả, cây và con rắn” (The Fruit, the Tree, and the Serpent) vào năm 2006. Bà cho rằng, tổ tiên của chúng ta - loài động vật linh trưởng - đã phát triển khả năng quan sát chính xác trong cự ly gần chủ yếu là để phát hiện và tránh xa những loài rắn nguy hiểm.

Cuốn sách giải thích, động vật có vú ngày nay và những con rắn đủ lớn để ăn chúng phát triển vào cùng một khoảng thời gian - 100 triệu năm trước. Các nhà khoa học cho biết, rắn độc đã xuất hiện khoảng 60 triệu năm trước và cùng chia sẻ không gian sống với các loài linh trưởng.

Bình luận về những phát hiện của Nishijo, Isbell cho biết, bà rất ngạc nhiên khi tế bào thần kinh nhạy cảm với rắn lại nhiều hơn số tế bào thần kinh nhạy cảm với khuôn mặt (giúp động vật linh trưởng là loài động vật có tính xã hội cao).

"Chúng tôi đang tìm kiếm những lý giải phù hợp với ý tưởng rằng rắn đã ảnh hưởng tới quá trình chọn lọc tự nhiên của động vật linh trưởng," bà nói thêm. "Tôi không thấy lý do nào giải thích sự nhạy cảm của các tế bào thần kinh với rắn, ngoại trừ thông qua con đường tiến hóa."

Theo Scienceagogo/Dân Việt
Đăng ngày 30/10/2013
Mai Thủy
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 01:07 24/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 01:07 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 01:07 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:07 24/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 01:07 24/12/2024
Some text some message..