Phát hiện hơn 180 loài cá phát sáng mê hoặc trong biển

Ngày 9-1, các nhà khoa học tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên thành phố New York, Mỹ (AMNH) công bố phát hiện hơn 180 loài cá “huỳnh quang sinh học”, thường ẩn náu tại các rạn san hô nhiệt đới.

cá mập phát quang
Cận cảnh cá mập Scyliorhinus retifer huỳnh quang phát ra ánh sáng xanh lá cây - Ảnh: Live Science

Sinh vật biển phát quang
Các loài cá huỳnh quang sinh học được nghiên cứu - Ảnh: Live Science

Hiện tượng huỳnh quang sinh học khác hoàn toàn hiện tượng phát quang sinh học thường thấy ở đom đóm và khoảng 80-90% sinh vật biển sâu.

Động vật huỳnh quang sinh học tự tạo ra protein hấp thụ ánh sáng, biến đổi và sau đó tái phát ra màu sắc huỳnh quang khác nhau. Con người chỉ có thể nhìn thấy động vật huỳnh quang phát sáng khi chúng có sự tác động của ánh sáng môi trường bên ngoài như ánh sáng xanh.

Khi đó, các loài cá này có khả năng phát ánh sáng huỳnh quang như xanh dương, đỏ, cam hoặc xanh lá cây. Một số loài cá chỉ phát huỳnh quang quanh đôi mắt, trong khi một số cá loài khác có cơ chế phát huỳnh quang phức tạp dưới bụng hoặc trên lưng.

“Đây là lần đầu tiên chúng tôi nghiên cứu hiện tượng huỳnh quang sinh học ở các loài cá. Trước đây, các nhà khoa học chỉ nghiên cứu hiện tượng này ở vài loài như san hô hoặc sứa”, chuyên gia ngư học John Sparks - tác giả chính của nghiên cứu này- viết trên tạp chí khoa học Plos ONE.

Các nhà khoa học cho rằng “mô hình” phát huỳnh quang với màu sắc khác nhau ở loài cá có thể giúp chúng “liên lạc” với nhau hoặc “sống hòa thuận” cùng môi trường sống với san hô huỳnh quang.

Theo Live Science, sau khi nghiên cứu và thực hiện các chuyến thám hiểm ở vùng biển nhiệt đới, chuyên gia John Sparks và đồng nghiệp hiện đã phân loại được khoảng 105 chi cá với hơn 180 loài có khả năng huỳnh quang sinh học, chủ yếu thường thấy ở các loài như cá mập, cá đuối, cá chình, cá bống, cá vây tia, cá ngựa hay cá bơn.

Nghiên cứu này “mở đường” cho việc phát hiện các protein huỳnh quang mới được sử dụng theo dõi chức năng tế bào, hoạt động thần kinh và trong các nghiên cứu y sinh học hiện đại.

Tuổi Trẻ Online
Đăng ngày 10/01/2014
Thiên Nhiên
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 07:20 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 07:20 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 07:20 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 07:20 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 07:20 19/01/2025
Some text some message..