Loài cá đặc biệt trên được xác định là loài cá nước ngọt llanos mosquitofish hay Gambusia quadruncus. Trong bài viết mô tả về loài cá này trên tạp chí Fish Biology, nhóm nghiên cứu do Brian Langerhan đứng đầu nhận định, bộ phận sinh dục ngoài có gai móc của cá đực có thể vũ khí chống cơ chế kháng cự giao phối không mong muốn của cá cái.
“Thông thường, quá trình sinh sản gây hao tổn hơn ở cá cái, do đó, các con cái luôn tìm cách giảm giao phối với những cá đực ‘phẩm chất thấp kém hơn’. Trong khi đó, quá trình sinh sản chẳng mấy gây hại cho cá đực nên chúng ủng hộ việc giao phối với càng nhiều con cái càng tốt”, ông Langerhans lý giải.
Nhà nghiên cứu này nói thêm rằng, ở loài cá Gambusia quadruncus, các con cái có vũ khí tự vệ là một quả bóng tế bào lớn, che chắn gần hết lỗ sinh dục. Điều này có nghĩa là, con cái sẽ nắm quyền quyết định có cho con đực “ân ái” hay không, trừ khi con đực có biện pháp đáp trả. Cơ quan sinh dục ngoài với 4 gai móc có thể giúp con đực vượt qua sự kháng cự và gài chốt vào lỗ sinh dục của con cái, rồi phóng tinh trùng của nó vào bên trong cơ thể “nàng”. (Việc thụ tinh ở loài cá Gambusia genus diễn ra bên trong cơ thể con cái và cá cái đẻ con).
Gai móc ở cơ quan sinh dục là đặc điểm dị thường từng được phát hiện ở cá. Phallostethus cuulong – một loài cá mới khác vừa được phát hiện gần đây ở Việt Nam – cũng có bộ phận sinh dục nằm phía dưới đầu và chìa ra một “cái lưỡi cưa” để dễ dàng giao phối với con cái. Các nhà nghiên cứu cho rằng, lưỡi cưa” chìa ra ở phần dưới đầu của con đực nhằm “thu hút bạn tình” và giúp bảo đảm quá trình thụ tinh thành công.
Trong báo cáo của mình, nhà nghiên cứu Langerhans cũng mô tả một đặc điểm lạ nữa ở loài cá Gambusia quadruncus: Các con cái có một điểm sặc sỡ trên lỗ hậu môn của chúng, dường như để thông báo về vị trí của lỗ sinh dục, tình trạng sinh sản và loài. Trong đó, dấu hiệu báo về loài có thể giúp chúng giảm việc giao phối liên loài, tạo ra các con lai.