Phát hiện loài cá đẹp ngỡ ngàng tại Đại Tây Dương

“Đây là một trong những loài cá đẹp nhất tôi từng gặp. Màu sắc của nó thực sự mê hoặc làm lu mờ mọi thứ xung quanh”, Luiz Rocha, một nhà nghiên cứu tại Viện khoa học California cho biết.

Phát hiện loài cá hoàn toàn mới tại Đại Tây Dương
Loài cá san hô mới được phát hiện nằm ở khu vực thiếu ánh sáng khiến các nhà nghiên cứu sinh vật học vô cùng ngạc nhiên.

Tên khoa học của loài cá mới được phát hiện được các nhà khoa học đặt là Tosanoides Aphrodite. Khi phát hiện ra loài cá mới này, các nhà khoa học cũng rất ngạc nhiên không hiểu vì sao nó quá nổi bật mà đến nay mới vẫn chưa nằm trong danh sách các loài cá trên thế giới đã được đặt tên.

Các nhà nghiên cứu sinh học biển đến từ Viện Khoa học California (Mỹ) miêu tả đây là một loài cá san hô hoàn toàn mới trong quần thể các loài cá san hô nằm ven quần đảo nhỏ cách 940km phía nam bờ biển Brazil.

Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể “ngôi nhà” của loài cá này nằm ở một vị trí khá đặc biệt ở giữa khu vực xích đạo biển Đại Tây Dương khiến các nhà nghiên cứu khó tiếp cận và thậm chí “bỏ qua” nó. Tuy nhiên, chỉ cần lần đầu bắt gặp, các nhà khoa học đã không thể bỏ qua trước vẻ đẹp rực rỡ của loài cá này.

Trước vẻ đẹp ấn tượng của loài cá mới phát hiện, các nhà nghiên cứu đã đặt tên loài cá mới có gắn với nữ thần Aphrodite, tiếng Hy Lạp: là thần của tình yêu, sắc đẹp.


Các nhà nghiên cứu sinh vật biển cho rằng đây không phải là loài cá duy nhất ở vùng biển tối có màu sắc đặc biệt. Ảnh: Reef Builders

Với màu sắc đặc biệt, các nhà nghiên cứu sinh vật biển cho rằng đây không phải là loài cá duy nhất ở vùng biển tối có màu sắc đặc biệt.

Bên cạnh đó, một điểm đặc biệt của loài cá này còn ở độ sâu nó được tìm thấy. Đây là vùng biển sâu tới gần 130m, nơi có rất ít ánh sáng. Ở độ sâu này, thông thường các loài cá sẽ hiếm có màu sắc sặc sỡ như vậy được.

“Thông thường màu sắc của các loài cá sẽ liên quan khí hậu, vị trí địa lý nó sinh sống. Màu sắc mà loài cá mới sở hữu như các màu xanh, đỏ thật sự khó hiểu”, Hudson Pinheiro, một trong những nhà nghiên cứu cho biết.

Với phát hiện này, các nhà khoa học tin rằng loài cá này chỉ là một trong nhiều loài chưa được khám phá trong bóng tối của các rặng san hô.

Dân Trí/ Sci-news
Đăng ngày 12/10/2018
Khôi Nguyên
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 10:46 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 10:46 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:46 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:46 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 10:46 14/11/2024
Some text some message..