Phát hiện loài ếch mới cực nhỏ có 3 ngón chân

Trong một chuyến đi tới khu bảo tồn rừng nhiệt đới Đại Tây Dương ở miền nam Brazil, nhà sinh học Michel Garey đã tình cờ phát hiện ra một loài ếch mới rất nhỏ và đặc biệt là chỉ có ba ngón chân.

Loài ếch mới chỉ có ba ngón tay với chiều dài chưa đầy 1,5cm.
Loài ếch mới chỉ có ba ngón tay với chiều dài chưa đầy 1,5cm.

Tuy được tìm thấy vào năm 2007 nhưng phải đến tận tháng 6 vừa qua, các nhà khoa học mới chính thức công nhận loài này với cái tên Brachycephalus tridactylus. Thông tin đó đã được đăng tải trên tạp chí Herpetologica, tạp chí quốc tế chuyên về lĩnh vực nghiên cứu và bảo tồn loài bò sát và loài lưỡng cư. “Phải mất 18 tháng kể từ đầu năm 2011 để thu thập 7 con ếch mới, mang đến bảo tàng so sánh với các mẫu ếch khác rồi mới đưa ra kết luận trên”, Garey nói.

B.tridactylus được tìm thấy ở độ cao khoảng 900 mét, đặc điểm nổi bật nhất là sự biến mất của ngón chân thứ tư, một đặc tính thông thường trong quá trình tiến hóa loài ếch nói chung. B.tridactylus có kích thước vô cùng nhỏ với chiều dài chưa đầy 1,5cm, chủ yếu là màu cam điểm những đốm màu xám ô-liu và các chấm nhỏ trên cơ thể, con đực có thể thực hiện khoảng 30 cuộc gọi giao phối trong một ngày.

Garey cho biết hiện ông vẫn chưa thể tính toán số lượng loài ếch này. Chúng là 1 trong số 43 loài động vật lưỡng cư được tìm thấy tại khu bảo tồn có diện tích 2.253 ha nằm ở Guaraquecaba, Parana. Các chuyên gia ước tính có khoảng 950 loài lưỡng cư sống khắp Brazil và hơn 6.700 loài trên toàn thế giới.

Động vật lưỡng cư máu lạnh như ếch, cóc, kỳ nhông, sa giông… đang ngày càng bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu, ô nhiễm và sự xuất hiện của một căn bệnh nguy hiểm lây nhiễm do nấm, có liên quan đến sự nóng lên toàn cầu. Theo một cuộc khảo sát rộng rãi các loài lưỡng cư trên thế giới mang tên Global Amphibian Assessment, 1/3 số loài đã biết đang bị đe dọa tuyệt chủng, hơn 120 loài được cho là đã tuyệt chủng từ năm 1980.

Theo Báo Đất Việt
Đăng ngày 06/11/2012
Khoa học

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 09:51 09/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 10:48 08/10/2024

Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm

Chuẩn bị và quản lý nguồn nước trước khi thả tôm vào ao là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Câu nói “nuôi nước trước, nuôi tôm sau” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người nuôi tôm thành công.

Tôm thẻ
• 21:29 24/10/2024

Các lý do thuyết phục cho việc lựa chọn cá đối mục vào nuôi ghép cùng tôm

Một trong những mô hình nuôi ghép đang được quan tâm hiện nay là nuôi ghép cá đối mục (Mugil cephalus) với tôm. Sự kết hợp này không chỉ tăng cường hiệu quả kinh tế mà còn giúp bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái bền vững. 

Cá đối mục
• 21:29 24/10/2024

Phát hiện loài bất đối xứng già cỗi nhất trên trái đất

Theo nghiên cứu mới nhất, sinh vật lâu đời nhất được biết đến với bằng chứng về cơ thể bất đối xứng đã sống hơn nửa tỷ năm trước ở vùng hẻo lánh của Úc.

Quaestio simpsonorum
• 21:29 24/10/2024

Các tiêu chí đánh giá tôm giống đạt chất lượng

Các tiêu chí đánh giá tôm giống đạt chất lượng Việc chọn lựa tôm giống đạt chất lượng là bước quan trọng đầu tiên quyết định thành công của quá trình nuôi. Tôm giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh sẽ giúp tăng tỷ lệ sống sót và rút ngắn thời gian nuôi, từ đó nâng cao năng suất và lợi nhuận.

• 21:29 24/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 21:29 24/10/2024
Some text some message..