Phát hiện mới về bệnh trong suốt trên tôm giống

Gần đây nhóm nghiên cứu người Trung Quốc đã có những phát hiện mới về tác nhân gây bệnh trong suốt trên tôm giống, cụ thể là tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn PL4 – PL7.

Tôm giống
Tôm giống. Ảnh: Tép Bạc

Kết quả đã chứng minh rằng Vibrio parahaemolyticus gây chết cho tôm giống do có protein độc lực VHVP-2 là độc tố chính. Protein này được mã hóa bởi gen vhvp-2 nằm trên plasmid 187.892 bp của bộ gen VpTPD. Kết quả này làm sáng tỏ các nghiên cứu sâu hơn về cơ chế gây bệnh của VpTPD và phát triển các chiến lược chẩn đoán sớm bệnh TPD ở trại giống tôm.

Cho đến năm 2023, tỷ lệ mắc bệnh TPD vẫn còn phổ biến ở các trại ương và nuôi tôm thẻ chân trắng (P. vannamei). Trang trại ở các tỉnh ven biển của Trung Quốc (Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, Hải Nam, Tân Cương, Hồ Nam, Hồ Bắc và Quảng Đông (Trung Quốc).

Mặc dù một số loại kháng sinh đã được báo cáo để có thể tiêu diệt hoặc ức chế VpTPD, nhu cầu sản xuất tôm không kháng sinh đã thúc đẩy sự ưu tiên cao của các biện pháp an toàn sinh học, bao gồm phát hiện sớm và điều trị để ngăn chặn sự xuất hiện và phổ biến của TPD. Vì thế, nhu cầu cấp thiết là phải điều tra yếu tố độc lực chính của VpTPD để phát triển kỹ thuật chẩn đoán hiệu quả và các chiến lược phòng ngừa TPD tiếp theo.

Đồng thời giả thuyết tôm nhiễm VpTPD gây ra những thay cấu trúc mô bệnh học rõ ràng tương tự ở một mức độ nào đó đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (VpAHPND) và độc tính của VpTPD đối với tôm thẻ chân trắng giống cao hơn khoảng 1.000 lần chủng VpAHPND nên ở VpTPD sẽ mang gen độc lực gây bệnh. Do đó một thử nghiệm về các protein có độc lực với trọng lượng phân tử khác nhau được gây nhiễm trên tôm để đánh giá khả năng gây bệnh của VpTPD.

Các thử nghiệm cảm nhiễm ngâm trong nghiên cứu cho thấy một loại protein có kích thước nhỏ (MW >100 kDa) từ dung dịch ly giải của VpTPD, có thể gây ra mức sát thương tương tự cho hậu ấu trùng tôm là giống thuần chủng của VpTPD.

Kết quả này bước đầu chỉ ra rằng yếu tố độc lực của VpTPD phải nằm ở phần protein có MW >100 kDa. Ngoài ra, phần nổi phía trên của môi trường nuôi cấy VpTPD không cho thấy bất kỳ độc lực đáng kể nào ảnh hưởng đến hậu ấu trùng.

Tuy nhiên, cơ chế gây bệnh của VpTPD vẫn chưa được hiểu đầy đủ, điều này hạn chế việc phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả bệnh VpTPD trong thực hành nuôi tôm thực tế. Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu, bao gồm các thử nghiệm thử cảm nhiễm, phân tích khối phổ, phân tích mô bệnh học và phân tích gen so sánh để xác định cụ thể yếu tố độc lực. Kết quả cho thấy rằng protein độc tố mới, được chỉ định là VHVP-2 (MW >100 kDa) được mã hóa bởi gen vhvp-2, protein này chứa các miền được bảo tồn của protein plasmid độc lực Salmonella.

Các nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra rằng gen vhvp-2 chỉ xuất hiện ở tôm bị bệnh với hội chứng TPD điển hình. Hơn nữa, các thí nghiệm xóa và bổ sung các đột biến của gen vhvp-2 ở VpTPD xác nhận thêm rằng gen vhvp-2 đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa VpTPD độc lực.

Trong khi đó, kết quả điều tra dịch tễ học và cảm nhiễm chỉ ra rằng chủng V. parahaemolyticus chỉ mang gen vhvp-1 và thiếu gen vhvp-2 không thể gây chết ấu trùng P. vannamei thí nghiệm. Tất cả kết quả nêu trên chỉ ra rằng vhvp-2 là gen độc lực chính của VpTPD ở P. vannamei. Cơ chế chức năng của yếu tố độc lực VHVP-2 trong việc gây ra sự bong tróc các tế bào biểu mô ruột của tôm nhiễm VpTPD cần được tiếp tục điều tra nghiên cứu.

Tóm lại, VHVP-2 là độc tố chính của VpTPD và được mã hóa bởi gen vhvp-2 nằm trên gen 187.892-bp plasmid của bộ gen VpTPD. Điều này có nghĩa là mầm bệnh cơ hội V. parahaemolyticus trở nên độc hại gây chết đối với hậu ấu trùng tôm bằng cách có được yếu tố độc lực VHVP-2.

Ngoài ra, nghiên cứu này đã thiết lập phương pháp phát hiện PCR VpTPD cho cảnh báo sớm TPD. Những kết quả này đã chứng minh những hiểu biết mới về cơ chế gây bệnh của VpTPD và cung cấp phương pháp phát hiện phân tử đầu tiên cho VpTPD. Chúng sẽ hữu ích cho việc điều tra sâu hơn về VpTPD về mặt kỹ thuật chẩn đoán và cơ chế gây bệnh cũng như phòng ngừa và kiểm soát TPD. 

Đăng ngày 13/11/2023
Hồng Huyền @hong-huyen
Dịch bệnh

Ảnh hưởng của nấm đồng tiền đến năng suất nuôi tôm

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, bệnh nấm đồng tiền từ lâu đã trở thành thách thức lớn đối với người nuôi. Loại bệnh này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm suy giảm sản lượng và gây tổn thất kinh tế nặng nề, đặt ra nhiều khó khăn trong việc duy trì hiệu quả sản xuất.

Nấm đồng tiền
• 10:17 11/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 10:16 06/02/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 11:29 05/02/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 02:34 18/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 02:34 18/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 02:34 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 02:34 18/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 02:34 18/02/2025
Some text some message..