Phát hiện một loài ếch đá mới ở Việt Nam

Loài ếch mới Leptolalax petrops vừa được các nhà khoa học Úc phát hiện ở khu vực rừng núi đá vôi thuộc hai tỉnh Lai Châu và Tuyên Quang – theo một nhiên cứu mới đăng trên Tạp chí Zootaxa.

Phát hiện một loài ếch đá mới ở Việt Nam
Loài ếch đá mới chỉ dài khoảng 2-5 cm. (Ảnh: Jodi Rowley/Bảo tàng Úc)

Loài ếch mới dài khoảng 2 đến 5 cm, có màu nâu nhạt và mắt màu vàng đồng, lớp da xù xì, thô ráp giống hệt những viên đá nhỏ. Do vậy, tên khoa học Leptolalax petrops được đặt theo hình dáng đặc biệt của nó:  tiếng Latinh – ops – “có hình dạng của” và petra – “đá”.

Ông Jodi Rowley, nhà  bảo tồn động vật lưỡng cư và bò sát (Viện Nghiên cứu Bảo tàng Australia), tác giả nghiên cứu cho hay: “Kết cấu da của con ếch cái thô ráp trông không khác gì những tảng đá xung quanh là đặc điểm ấn tượng nhất của loài này đối với tôi”.

Các nhà khoa học lần đầu tiên thu thập được mẫu loài ếch này vào năm 2013 trong một chuyến khảo sát tại khu vực rừng núi đá vôi ở tỉnh Lai Châu và Tuyên Quang. Loài ếch nhỏ bé này được nghi là một loài mới vì không phù hợp với đặc điểm nhận dạng của các loài đã được nhận dạng trước đó. Đặc điểm hình thái giống tảng đá cùng tiếng gọi bạn tình có cao độ và nhịp độ nhanh là điểm khác biệt của loài này.

Sau khi phân tích và so sánh đặc điểm hình thái, tiếng kêu cũng như kết quả ADN, nhóm nghiên cứu khẳng định đây thực sự là một loài mới.

“Có lẽ do có ngoại hình giống những tảng đá nơi chúng sinh sống nên tới giờ loài ếch này mới được phát hiện.” – Ông Rowley cho hay.

Éch đá mới phát hiện

Loài ếch được tìm thấy trên những ngọn núi đá vôi ở Lai Châu và Tuyên Quang, Việt Nam (Ảnh: Jodi Rowley / Bảo tàng Úc)
Tuy nhiên, điều đáng buồn là nhóm nghiên cứu ngờ rằng loài mới này đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Loài Leptolalax petrops chỉ được tìm thấy ở hai tỉnh Lai Châu và Tuyên Quang. Trong khi đó, hệ thống rừng tự nhiên che phủ các núi đá vôi – môi trường sống của loài ếch này –  đang suy giảm nhanh chóng.

Dựa trên quan sát, nhóm tác giả nghiên cứu khuyến cáo nên liệt kê loài này vào danh mục sắp nguy cấp của Sách đỏ IUCN.

Ông Rowley khẳng định: “Còn rất nhiều điều bí ẩn về loài ếch này vì chúng ta mới chỉ ghi nhận được khoảng 50 cá thể trưởng thành và chưa quan sát thấy nòng nọc ếch. Điều quan trọng là “những viên đá sống” này cần phải được bảo vệ khỏi nguy cơ tuyệt chủng trước khi chúng ta kịp tìm hiểu nhiều hơn về chúng.”

Éch đá ở Việt Nam
Các nhà khoa học đề nghị xếp hạng loài này ở danh mục các loài sắp nguy cấp của Sách đỏ IUCN (Ảnh: Jodi Rowley / Bảo tàng Úc)

Đăng ngày 28/03/2017
Phương Thúy (Theo Mongabay.com)
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 16:32 23/01/2025

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 16:32 23/01/2025

Top mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cao nhất hiện nay

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là nghề nuôi cá lóc, đang có những bước tiến vượt bậc nhờ áp dụng các mô hình hiện đại.

Cá lóc
• 16:32 23/01/2025

Tôm cá Cà Mau tưng bừng cận Tết

Càng cận Tết Ất Tỵ, các vùng quê truyền thống tôm cá Cà Mau càng tưng bừng nét cổ truyền đan xen hiện đại từ ruộng đồng thu hoạch đến làng nghề chế biến để đưa sản phẩm đi bốn phương.

Thu hoạch tôm
• 16:32 23/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 16:32 23/01/2025
Some text some message..