Phát hiện thêm một loài cá cóc lạ ở Việt Nam

Các nhà nghiên cứu đại học Kyoto (Nhật Bản) và bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam vừa công bố một loài cá cóc mới trên tạp chí Current Herpetology. Loài mới được mô tả dựa trên kết quả so sánh về mặt hình thái và sinh học phân tử với các loài cá cóc đã ghi nhận ở Việt Nam và các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào.

Cá cóc zig-lơ Tylototriton ziegleri.
Cá cóc zig-lơ Tylototriton ziegleri.

Mẫu vật của loài mới được nhóm nghiên cứu thu thập ở vùng núi tỉnh Hà Giang và Cao Bằng. Loài cá cóc mới được đặt tên theo tên của PGS Thomas Ziegler (vườn thú Cologne, CHLB Đức), người có nhiều đóng góp trong nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Cá cóc zig-lơ Tylototriton ziegleri Nishikawa, Matsui & Nguyen, 2013 có đặc điểm nhận dạng chính như sau: chiều dài mút mõm – hậu môn 54 – 68mm ở con đực, 71mm ở con cái; da nhám với các nốt sần rất nhỏ; gờ xương trên đầu rõ rệt; gờ da giữa sống lưng nổi rõ, tạo bởi một hàng các nốt sần lớn; nốt sần bên sườn rõ; chân dài và mảnh, mút ngón tay và ngón chân vượt xa nhau khi gập dọc thân; đuôi mảnh; mặt trên lưng màu nâu sẫm hoặc đen; nốt sần bên sườn, mút ngón tay và ngón chân màu cam; củ bàn, vùng hậu môn và mép dưới đuôi màu cam.

Trong bài báo công bố loài mới, các tác giả cũng ghi nhận thêm loài cá cóc Nam Lào Tylototriton notialis. Như vậy, cho đến nay ghi nhận tổng số bảy loài cá cóc ở nước ta trong đó có ba loài hiện chỉ phân bố ở miền Bắc Việt Nam gồm: cá cóc Tam Đảo Paramesotriton deloustali, cá cóc Việt Nam Tylototriton vietnamensis, và loài mới cá cóc zig-lơ Tylototriton ziegleri.

Theo SGTT/ Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam
Đăng ngày 06/03/2013
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 03:40 26/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 03:40 26/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 03:40 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 03:40 26/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 03:40 26/12/2024
Some text some message..