Phát hiện trong cá nục có chứa hóa chất diệt ruồi, muỗi, côn trùng

Liên quan đến những thông tin phản ánh về nhiều loại hải sản khô tại Tĩnh Gia (Thanh hóa) sử dụng hóa chất. Kết quả một trong những mẫu gửi đi kiểm tra đã phát hiện cá nục khô có chứa chất Trichlorfon, chất dùng diệt nhiều loại côn trùng như ruồi, muỗi…

mực hóa chất
Việc phát hiện nhiều cơ sở chế biến thuỷ hải sản có dùng hoá chất trong chế biển, bảo quản khiến người tiêu dùng lo lắng.

Ngày 27/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã có văn bản báo cáo việc kiểm tra các mẫu hải sản trong đó phát hiện có sử dụng chất có tác động vị độc và hàm lượng lưu huỳnh quá cao.

Tại bản báo cáo, kết luận nêu: Qua kết quả gửi mẫu đi kiểm tra các chỉ tiêu dư lượng kháng sinh cấm (Chloramphenicol, Bifenthrin, Trichlorfon, Histamine, Lưu huỳnh) thì phát hiện: 1 mẫu cá nục hấp phơi khô có dư lượng Trichlorfon 1264,3 µ/kg (Trichlorfon là hóa chất có tác động vị độc, khả năng thấm sâu. Loại hóa chất này diệt được nhiều loại côn trùng nhai gặm và liếm hút, được dùng trong y tế để trừ ruồi); Phát hiện chất lưu huỳnh (diêm sinh) trong sản phẩm cá khô và mực khô với hàm lượng 1,26 - 1.115mg/kg. Đặc biệt là hàm lượng này quá cao trong sản phẩm mực khô, không phát hiện chất Bifenthrin trong sản phẩm thủy sản kiểm tra.

Lý giải về nguyên nhân mất an toàn vệ sinh thực phẩm, báo cáo cho rằng, nguyên nhân là do nhận thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản của chủ các cơ sở và người lao động trên địa bàn còn nhiều hạn chế. Vì vậy mà một số chủ cơ sở ở Tĩnh Gia đã lén lút sử dung một số loại hóa chất cấm trong sản xuất chế biến, bảo quản kinh doanh sản phẩm thủy sản.

Trước đó, ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa cũng đã gửi 8 mẫu để phân tích đều không phát hiện có chất Bifenthrin, chất Chloramphenicol (chất bảo quản, giữ tươi) cũng như chất Trichlorfon (diệt ruồi, muỗi, côn trùng). Chỉ có mẫu cá ngừ tươi có kết quả 1.021,8 mg/kg hóa chất Histamine (đây là chất có thể gây ngứa, tiêu chảy); hóa chất lưu huỳnh (diêm sinh) có trong một mẫu cá nục khô hấp là 1,26mg/kg và trong mẫu mực khô là 320mg/kg...

Tĩnh Gia là một trong 6 huyện ven biển của tỉnh Thanh Hóa, có số lượng tàu thuyền và người tham gia đánh bắt, nuôi trồng thủy sản lớn. Ngoài ra, Tĩnh Gia còn là nơi có nhiều tàu thuyền các tỉnh khác lui tới buôn bán hải sản trong quá tình đánh bắt. Theo thống kê, huyện Tĩnh Gia có hơn 200 cơ sở chế biến, kinh doanh hải sản. ngoài ra còn số lượng lớn các hộ dân tự chế biến và bán lẻ ra thị trường nên việc kiểm tra, giám sát rất khó khăn.

Dân Trí
Đăng ngày 03/01/2013
Nguyễn Thùy - Duy Tuyên
Ẩm thực

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 08:00 22/12/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 10:39 28/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 09:41 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 09:41 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 09:41 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 09:41 28/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 09:41 28/12/2024
Some text some message..