Phát huy vai trò của cộng đồng trong đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Luật Thủy sản năm 2017 ghi nhận cơ sở pháp lý cho thực hành đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Điều 10 của Luật này làm rõ vai trò quan trọng của tổ chức cộng đồng, trao quyền đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Hội thảo
Các đại biểu tham quan triển lãm ảnh hoạt động đồng quản lý tại Hội thảo . Ảnh: Ái Trinh

Đây là động lực thúc đẩy cộng đồng ngư dân tham gia vào quản lý nguồn lợi, các bài học từ thực tế góp phần  hoàn thiện chính sách quản lý nguồn lợi  thủy sản.

Sáng ngày 21.8, tại Quảng Nam, Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) phối hợp cùng Chi cục Thủy sản Quảng Nam và UBND xã Tam Tiến tổ chức Hội thảo tổng kết dự án “Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Luật Thủy sản 2017 với các sáng kiến từ Trung ương đến địa phương”. Hội thảo có sự tham gia của 75 đại biểu từ Cục Kiểm ngư, Cục Thủy sản, các chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Định, Cà Mau, phòng Kinh tế thành phố Quy Nhơn, xã Vạn Hưng, phòng Nông nghiệp huyện Núi Thành, UBND xã Nhơn Lý, xã Tam Tiến, xã Vạn Hưng, BQL Cù Lao Chàm, các tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, và các tổ chức xã hội về lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên.

Phương thức đồng quản lý được ghi nhận tại luật thủy sản 2017 qua thực tế cho thấy tiềm năng thúc đẩy sự hợp tác giữa cộng đồng ngư dân, chính phủ và tổ chức liên quan, tạo tương tác và chia sẻ trách nhiệm, quyền hạn trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản một cách bền vững hơn.

Sau 3 năm triển khai, Dự án đã hỗ trợ 02 tổ chức cộng đồng xã Tam Tiến (Quảng Nam) và xã Vạn Hưng (Khánh Hòa) được công nhận và giao quyền thực hiện ĐQL trong bảo vệ NLTS theo Luật Thủy sản 2017 và kiện toàn thực hành đồng quản lý tại 04 tổ chức cộng đồng xã Nhơn Lý, Nhơn Hải, phường Ghềnh Ráng (Bình Định) và Tiểu khu Bãi Hương (tỉnh Quảng Nam) với các hoạt động phong phú như tăng cường năng lực các tổ, giám sát nguồn lợi, truyền thông và phát triển sinh kế bền vững.

Ngư dânKhu vực biển rạn Bà Đậu, 64 ha được giao cho Tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi xã Tam Tiến quản lý, bảo vệ. Ảnh: Ái Trinh

Các nỗ lực đồng quản lý đã góp phần bảo vệ 180 ha diện tích rạn san hô tại các tỉnh tham gia dự án. Kết quả giám sát rạn san hô năm 2023 cho thấy: độ phủ san hô tại các điểm Bãi Dứa (Nhơn Lý), Hòn Khô Nhỏ (Nhơn Hải), Hòn Nhàn (Ghềnh Ráng), tỉnh Bình Định, Bãi Hương, tỉnh Quảng Nam đạt đến mức độ khá và tốt, từ 30% đến 60%, có nơi lên đến gần 80%; Các rạn san hô ở điểm Rạn Trào (Khánh Hòa) và Tam Tiến (Quảng Nam) đều có dấu hiệu phục hồi sau các nỗ lực bảo vệ. Đa dạng loài đạt ở mức trung bình về số lượng lẫn chủng loại, một số lượng lớn cá giò và cá thìa non đều được ghi nhận tại các điểm thực hiện đồng quản lý.

Các thực hành đồng quản lý tạo cơ hội tăng cường năng lực cho hơn 500 người là cán bộ địa phương, thành viên tổ chức cộng đồng và đại diện các nhóm dân sinh sống tại địa phương thông qua các buổi tập huấn về Luật thủy sản, hướng dẫn thực hiện ĐQL theo luật thủy sản 2017, các kỹ năng truyền thông và phát triển sinh kế gắn với bảo vệ nguồn lợi và phát triển bền vững hơn. Các sáng kiến do người trẻ tại cộng đồng chủ trì (Đại sứ Hải đăng) đã tích cực truyền thông các hoạt động bảo tồn biển, thí điểm sinh kế bền vững tăng cơ hội thu nhập và giảm khai thác quá mức.

Trước đó ngày 20/8, các đại biểu tham dự hội thảo cũng đã tham gia buổi thực địa tại mô hình du lịch cộng đồng tại xã Tam Tiến do thành viên trong tổ chức cộng đồng vận hành. Đồng thời, các đại biểu cũng được lắng nghe những chia sẻ của thanh niên về các nỗ lực đã thực hiện tại Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Nam và Cà Mau về bảo tồn biển.

Các bài học thực tế đã góp phần cải thiện chính sách về bảo tồn biển và thực hiện ĐQL gồm (i) Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030; (ii) Đề án mở rộng, thành lập mới các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ NLTS, phục hồi các hệ sinh thái biển đến năm 2030 với sự tham gia của các bên liên quan (iii) Hướng dẫn quốc gia thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành theo quyết định số 2781/QĐ-BNN-KN ngày 11/7/2023.

Ông Phạm Viết Tích, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam chia sẻ Cộng đồng là yếu tố không thể thiếu trong phát triển bền vững. Đồng quản lý là một tiến trình diễn ra liên tục, trong quá trình thực hiện luôn xuất hiện những thách thức. “Đồng quản lý là câu chuyện không của riêng ai, mà là nỗ lực của toàn thể cộng đồng đang sử dụng, khai thác, bảo vệ, quản lý nguồn lợi và tài nguyên vì biển xanh đầy cá”.

Ông Phạm Viết TíchÔng Phạm Viết Tích, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Ái Trinh

Bà Nguyễn Thu Huệ, Giám đốc MCD cho biết, từ năm 2021-2023, dự án được tổ chức trên 3 tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa. Năm 2017, Luật Thủy sản sửa đổi và được Quốc hội thông qua đến nay đã được 5 năm. 5 năm đó có thể thấy tinh thần đồng quản lý trong Luật Thủy sản đã được đưa vào cuộc sống. Hội thảo tổng kết  kì vọng những bài học từ thực tế để các địa phương được chia sẻ để đồng quản lý, phát huy nội lực, năng lực, những sáng kiến từ cộng đồng.

Hội thảo là cơ hội để các đại biểu tham dự cùng nhau thảo luận cách thức xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan, cơ chế tài chính bền vững cho các hoạt động của tổ chức cộng đồng, cơ chế ghi chép và báo cáo thường kỳ của tổ chức cộng đồng với các cơ quan chức năng. Các đề xuất được nêu trong phiên thảo luận của Hội thảo sẽ giúp tăng cường thực hiện đồng quản lý tại Việt Nam, cũng như góp phần giúp tăng tính bền vững các mô hình, và nhân rộng các thực hành tốt đồng quản lý tại các địa phương, hoàn thiện chính sách. 

Dự án sẽ khép lại, tuy nhiên sẽ mở ra những cơ hội mới, cung cấp những kỹ thuật để tạo ra những sáng kiến cùng đồng quản lý bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.

Đăng ngày 21/08/2023
Ái Trinh @ai-trinh
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 16:43 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 16:43 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 16:43 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 16:43 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 16:43 11/01/2025
Some text some message..