Phát triển công nghệ mới thay thế Biofloc

Công nghệ mới giúp tăng tỷ lệ sống của tôm trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) so với công nghệ bioflocs.

Farm nuôi thủy sản tuần hoàn
Một trại nuôi tôm bằng công nghệ nuôi tuần hoàn ở Mỹ.

Kỹ thuật mới sử dụng công nghệ điện hóa của công ty Natural Shaleigh để giảm nồng độ amoniac trong bể nuôi tôm và đánh giá hiệu quả kháng khuẩn của công nghệ trên. 

Công ty Natural Shrimp (San Antonio, Mỹ) đã phát triển công nghệ điện hóa trong hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn để thay thế công nghệ biofloc, kỹ thuật này giúp cải thiện năng suất nuôi, giảm rủi ro trong sản xuất và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Công nghệ này còn tạo ra một lớp an toàn sinh học để ngăn chặn lập tức mầm bệnh trước khi chúng gây bệnh cho tôm. 

Theo Natural Shrimp, công nghệ điện hóa của họ duy trì chất lượng nước trong suốt chu kỳ tăng trưởng của tôm, tự cân bằng hệ đệm của nước, không cần bổ sung NaHCO₃ hay các hoạt chất bổ sung nào, từ đó giúp giảm chi phí sản xuất. Thay vì dựa vào vi khuẩn để chuyển hóa dinh dưỡng từ phân tôm và thức ăn thừa, các chất thải sẽ bị phá hủy thông qua quá trình điện hóa. Hệ thống nuôi dùng công nghệ điện hóa giúp cải thiện tỷ lệ sống của tôm nhờ khả năng loại bỏ vi khuẩn Vibrio và các mầm bệnh khác trong ao nuôi, ngoài ra còn đề phòng tôm nuôi nhiễm vi khuẩn sinh học mắc phải thông qua vết cắt hoặc trầy xước. 

Sau bốn năm phát triển, Natural Shrimp đã vận hành hoàn thiện hệ thống sản xuất vào năm ngoái, đạt thành công khi  nuôi tôm thẻ chân trắng đến giai đoạn trưởng thành hoàn toàn.

Theo The Fishsite

Đăng ngày 31/10/2019
Thảo Nguyễn
Kỹ thuật

Những yếu tố sống còn quyết định thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm giống Postlarvae chiếm 8 – 10 %, trong cơ cấu giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao, nhưng quyết định sự thành công của mô hình do liên quan đến tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của tôm sau chu kỳ nuôi cao, đồng nghĩa mô hình thành công, có lợi nhuận.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:49 04/10/2024

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 10:06 02/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 10:00 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 09:31 30/09/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 15:35 07/10/2024

Loài tảo biển mới đặc hữu của Việt Nam

Các chuyên gia của Việt Nam và Nga đã phát hiện và mô tả một loài tảo mới thuộc chi Mallomonas, phân ngành Ouradiotae (Chrysophyceae, Synurales) dựa trên các mẫu vật thu thập được từ sáu địa điểm thuộc bốn tỉnh của Việt Nam.

Mallomonas doanii sp. nov.
• 15:35 07/10/2024

Giá tôm size lớn giảm nhẹ trong thời gian vừa qua

Trong thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu, cụ thể là tôm size giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, khiến nhiều bà con gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi đầu tư mạnh cho trang thiết bị, công nghệ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Tôm thẻ
• 15:35 07/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 15:35 07/10/2024

Xuất khẩu 9 tháng tăng 8,5% và tín hiệu sản phẩm chế biến

Tháng 9 gặp bão lụt lớn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn giữ được đà tăng trưởng để kim ngạch 9 tháng đầu năm 2024 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, rõ thêm tín hiệu tốt từ sản phẩm chế biến.

Tôm thẻ
• 15:35 07/10/2024
Some text some message..