Phát triển kinh tế thủy sản ở Nghĩa Thắng

Nghĩa Thắng đã tập trung thực hiện nhiều biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản trên các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản. Những năm gần đây, tổng giá trị thu nhập từ kinh tế thủy sản của xã thường đạt từ 135 tỷ đồng/năm trở lên.

Phát triển kinh tế thủy sản ở Nghĩa Thắng
Nuôi tôm ở Nam Định

Khai thác kinh tế biển được Đảng bộ xã xác định là mũi nhọn kinh tế của xã. Đến nay, lực lượng khai thác của xã Nghĩa Thắng có gần 130 phương tiện tàu thuyền, công suất máy từ 90CV trở lên hoạt động các nghề khai thác ven bờ, thả lưới rê và đánh bắt xa bờ ở các ngư trường từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa. Trong đó, xã có 4 tàu cá vỏ sắt công suất máy từ 800-900CV được đóng trong các năm 2014, 2015 theo chương trình Nghị định 67 của Chính phủ của các ông: Phạm Văn Long, xóm 8; Đỗ Văn Hưng, xóm 8; Vũ Văn Trung, xóm 7; Trần Văn Tuyên, xóm 9. Các tàu này đã vươn đến tận các ngư trường xa như: vùng biển các tỉnh phía Nam, quần đảo Trường Sa. Phương tiện đánh bắt xa bờ thường sử dụng từ 7-10 lao động/tàu; những phương tiện gần bờ có từ 3-5 lao động/tàu; thu nhập bình quân của lao động đạt từ 9-12 triệu đồng/người/tháng. 

Ngoài ra, nghề khai thác hải sản còn tạo việc làm cho hàng trăm lao động gián tiếp; lao động thời vụ. Nhờ duy trì đội tàu khai thác hoạt động ổn định, sản lượng hải sản khai thác của xã 6 tháng đầu năm 2018 đạt trên 3.300 tấn. Bên cạnh đội tàu khai thác, xã Nghĩa Thắng còn có nghề đánh te riu tép với hàng trăm hộ ở xóm 7 và các xóm xung quanh làm nghề. Mùa riu tép thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm, bình quân 1 lao động có thể khai thác được từ 80-100kg tép/buổi. Tép biển ngoài bán tươi còn được sơ chế bằng cách phơi nắng (mùa hè phơi khoảng 2-3 tiếng; mùa thu phơi khoảng 8-10 tiếng); cứ 10kg tươi được 3,3-3,5kg khô. Với giá bán từ 70-110 nghìn đồng/kg tép khô, sản phẩm được thương lái về tận nơi thu mua, tiêu thụ cả trong nước và xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc.

Cùng với khai thác thủy sản, ở Nghĩa Thắng đã hình thành và phát triển mạng lưới dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm khai thác với 10 cơ sở chuyên sản xuất nước mắm, mắm tôm, chế biến bột cá phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu sang Trung Quốc. Các cơ sở chế biến đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Trong đó, cơ sở chế biến hải sản của anh Nguyễn Văn Chiến ở xóm 10 đầu tư dây chuyền liên hoàn các công đoạn hấp, sấy, nghiền trị giá hàng tỷ đồng chuyên chế biến bột cá nhạt cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi. Bình quân mỗi tháng, cơ sở thu mua trên 200 tấn cá tạp các loại, tạo việc làm, thu nhập cho 10 lao động. Cơ sở sản xuất nước mắm, mắm tôm của ông Nguyễn Vũ Cẩm ở xóm 8, mỗi năm tiêu thụ từ 50-70 tấn nguyên liệu.

Ngoài việc phát triển nghề khai thác và chế biến, xã Nghĩa Thắng còn đẩy mạnh phát triển nuôi hải sản nước ngọt theo hướng công nghiệp, chuyên canh các đối tượng có giá trị kinh tế cao như: cá chuối, cá sộp; tôm thẻ chân trắng… Cá chuối, cá sộp nuôi trong ao với thời gian từ 9-11 tháng; mật độ từ 1,8-2 vạn giống/sào, sản lượng bình quân đạt từ 7,5-8 tấn cá. Với giá bán từ 50-60 nghìn đồng/kg, sau khi trừ các loại chi phí, mỗi sào cho thu nhập 50-70 triệu đồng/năm. Nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt đầu tư ít hơn hẳn so với nuôi nước mặn, mỗi năm nuôi được 3-4 lứa, mỗi lứa khoảng 90 ngày là thu hoạch với sản lượng từ 1,8-2 tạ/sào. Nếu sản xuất “thuận buồm xuôi gió” thì mỗi năm trừ hết chi phí người nuôi tôm cũng có lãi 50-70 triệu đồng/sào.

Đến nay, toàn xã có hơn 60 hộ nuôi tôm theo phương thức này; trong đó một số hộ có diện tích lớn, đầu tư đồng bộ đã đạt mức thu nhập thực tế từ 70-150 triệu đồng/sào/năm như hộ các ông: Trần Văn Toàn, Đặng Văn Thi đều ở xóm 2; Bùi Ngọc Dinh, xóm 6; Trần Văn Toản, xóm 7… 

Báo Nam Định
Đăng ngày 28/11/2018
Thành Trung
Nông thôn

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 21:37 27/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 21:37 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 21:37 27/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 21:37 27/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 21:37 27/01/2025
Some text some message..