Phát triển mô hình bảo hiểm nông nghiệp

Hiện nay, dịch bệnh, mất mùa... thường xuyên xảy ra trong sản xuất khiến người nông dân phải hứng chịu toàn bộ thiệt hại, trong khi đó, bảo hiểm cho ngành nông nghiệp ra đời để giúp nông dân ổn định, phục hồi sản xuất trở lại. Tuy nhiên, trên thực tế, các công ty bảo hiểm liên tục thất bại và cho đến nay loại hình bảo hiểm này không còn thấy xuất hiện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Nông dân ở Hóc Môn chăm sóc hoa Tết
Nông dân ở Hóc Môn chăm sóc hoa Tết

Rủi ro cao

Khác với các ngành sản xuất, kinh doanh khác khi sản xuất ra là biết lời lãi bao nhiêu, hiệu quả ra sao... nhưng riêng với ngành nông nghiệp do phụ thuộc vào sự lên xuống của thị trường giá cả và phụ thuộc vào thiên nhiên như mưa nắng, bão lũ... nên người nông dân khi sản xuất không thấy được kết quả, nhiều khi được mùa lại rớt giá, được giá thì mất mùa. Vì thế, kết quả sản xuất của nông dân đều phó mặc cho thiên nhiên và thị trường.

Xuất phát từ đặc điểm trên, bảo hiểm nông nghiệp ra đời nhằm hỗ trợ người nông dân khi gặp thiên tai, dịch họa vẫn ổn định sản xuất, vượt qua khó khăn. Thế nhưng, những hình thức bảo hiểm này chỉ ra đời một thời gian đều thất bại. Chẳng hạn, từ năm 1992 đến 1995, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Tập đoàn Bảo Việt) tại TP Hồ Chí Minh đã thực hiện bảo hiểm trên con bò, tuy nhiên, sau ba năm thí điểm thì phải ngưng vì thua lỗ vài tỷ đồng và dừng luôn loại hình này cho tới nay.

Tiếp nối Tập đoàn Bảo Việt, Công ty Groupama (Pháp) cũng đầu tư vào ngành bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam từ năm 2001 nhưng rồi cũng thất bại liên tiếp. Từ năm 2003, công ty này bắt tay vào triển khai được năm sản phẩm bảo hiểm cho vật nuôi là bò (thịt, sữa), heo, gà, tôm sú và tôm càng xanh. Thời gian đầu, các hộ nông dân nuôi tôm sú ở Cần Giờ và các tỉnh Nam Bộ cũng hăng hái tham gia mua bảo hiểm với mức phí từ 0,9 đến 2 triệu đồng/ha. Sau đó, công ty đã lỗ nặng khi phải trả phí bảo hiểm cho con tôm vụ nghịch năm 2003 khi tổng số tiền bảo hiểm chỉ có 30 triệu đồng nhưng chi phí bồi thường cho sáu hộ nông dân tham gia bảo hiểm lên đến 400 triệu đồng. Tiếp đến, công ty lại mở rộng bảo hiểm  cho bò sữa ở Củ Chi và một số nông sản khác. Tuy nhiên, từ năm 2006, công ty này đã "im hơi lặng tiếng" và tới nay đã "mất tăm" trên thị trường. Tính từ sau thất bại của hai công ty, đến nay, tại TP Hồ Chí Minh chưa có một công ty bảo hiểm nào dám vào thị trường này.

Phó Trưởng ban Kinh tế Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Tủi cho biết, gần mười năm trở lại đây, hiếm thấy công ty bảo hiểm nào tham gia làm bảo hiểm nông nghiệp. Bởi ngành này được xác định là một ngành rủi ro cao vì phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên, cụ thể lũ lụt, hạn hán có thể mất mùa, dịch bệnh thì thua lỗ... Ngoài ra, các đối tượng của ngành này cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền, chế độ ăn uống... Vì vậy, người nông dân cần phải có kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt nhất định mới cho ra sản phẩm chất lượng. Trong khi đó, phần lớn nông dân hiện nay nuôi trồng theo hộ gia đình, theo kinh nghiệm cá nhân nên không bảo đảm được chất lượng sản phẩm, mặt khác số lượng sản phẩm đầu ra chỉ tính vài con, vài chục cây... cho nên rất khó để có chính sách bảo hiểm thích hợp.

Cần chính sách hỗ trợ

Theo đánh giá của các công ty bảo hiểm, bảo hiểm nông nghiệp mặc dù là lĩnh vực đang rộng mở nhưng các công ty vẫn không dám vào vì không chỉ rủi ro cao mà còn không có hiệu quả. Anh Nguyễn Anh Tuấn, nhân viên tư vấn của Công ty bảo hiểm Bảo Việt - Sài Gòn cho biết, hiện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh không triển khai loại hình bảo hiểm nông nghiệp vì bảo hiểm nông nghiệp là ngành rủi ro cao, khả năng sinh lợi thấp và rất dễ bị thua lỗ nếu ít người tham gia. "Nguyên tắc của bảo hiểm là lấy số đông tham gia bù cho số ít bị thiệt hại và nếu xảy ra rủi ro mà có ít người tham gia bảo hiểm thì công ty bảo hiểm sẽ phải chịu thua lỗ. Vì vậy, để hạn chế thua lỗ, các công ty bảo hiểm sẽ tăng chi phí, khi đó người nông dân lại không muốn tham gia".

Hiện nay, nông nghiệp của TP Hồ Chí Minh đang chuyển hướng từ  nông nghiệp truyền thống sang  nông nghiệp đô thị, những cánh đồng lúa thưa dần và thay vào đó là những mô hình trồng hoa lan, cây kiểng, cá kiểng... Hiện thành phố có hơn 70 nghìn hộ nông dân và 117 xã, phường có sản xuất nông nghiệp. Việc tham gia bảo hiểm cũng là biện pháp hữu hiệu giúp nông dân hạn chế thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và tình trạng lên xuống của thị trường. Chị Lê Thị Thanh, chủ một trang trại bò sữa tại xã Tân Thuận Ðông (Củ Chi) cho biết: "Tôi có nghe nói về bảo hiểm nông nghiệp, cũng quan tâm nhưng không biết mua ở đâu. Nếu có công ty nào làm thì không chỉ tôi mà rất nhiều người chăn nuôi khác sẽ sẵn sàng tham gia. Bởi hiện nay dịch bệnh rất nhiều, một mình người nông dân không thể lo nổi, chỉ khi có bảo hiểm họ sẽ cùng lo và hướng dẫn kỹ thuật hiện đại để chăm sóc đàn bò của chúng tôi tốt hơn".

Trước đây, Bộ Tài chính đã kết hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập ra đề án bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2010-2012 thí điểm ở một số địa phương. Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ phí bảo hiểm cho hộ nông dân và cá nhân nghèo từ 80 đến 90%, hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân và cá nhân không thuộc diện nghèo và hỗ trợ 50% phí bảo hiểm cho tổ chức sản xuất nông nghiệp như doanh nghiệp và hợp tác xã. Tuy nhiên, đến nay, đề án này vẫn chưa thấy báo cáo kết quả hoặc triển khai rộng rãi. Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh Lê Hồng Hoanh, nếu đề án này được triển khai sẽ hỗ trợ rất nhiều cho bà con nông dân trong việc ổn định sản xuất nông nghiệp sau thiên tai, dịch bệnh... Còn  Trưởng ban Văn hóa xã hội HÐND thành phố Hồ Chí Minh Huỳnh Công Hùng cho rằng, "muốn làm bảo hiểm nông nghiệp thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, như chính quyền địa phương, MTTQ, hội nông dân... và sự ủng hộ nhiệt tình của nông dân". Bảo hiểm nông nghiệp có thể coi là "cứu cánh" cho nông dân vì khi tham gia bảo hiểm, gặp rủi ro, người nông dân không rơi vào cảnh nghèo đói hoặc tái đói nghèo.

Nhân dân
Đăng ngày 15/01/2013
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 01:16 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 01:16 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:16 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 01:16 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 01:16 09/11/2024
Some text some message..