Phát triển ngành thủy sản – Từ góc nhìn thị trường

Ngành thủy sản cả nước nói chung và ở Khánh Hòa nói riêng đang nỗ lực phát triển bền vững với mục tiêu mang lại hiệu quả cao nhất cho ngư dân và doanh nghiệp. Để tổ chức lại ngành thủy sản thì khâu quan trọng nhất là đánh giá thị trường.

Phát triển ngành thủy sản – Từ góc nhìn thị trường
Sản phẩm cá ngừ xông khói của Công ty TNHH Fujiura Nha Trang .

Mặc dù ngành thủy sản trong nước đã xuất khẩu đến 165 quốc gia và vùng lãnh thổ, song giá trị mang lại chưa như kỳ vọng. Đây là nguyên nhân khiến việc đầu tư, tổ chức hoạt động của ngành thủy sản gặp không ít khó khăn.

Phó giám đốc Công ty TNHH Fujiura Nha Trang cho biết: "Lúc trước công ty chỉ chế biến và bán thành phẩm thô, gần đây công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất thành phẩm chuyên sâu để bán ra thị trường Châu Âu và hiện giờ đang xúc tiến để bán thị trường Việt Nam. "

Nhiều năm trước doanh nghiệp này chuyên đi thu mua nguyên liệu về sơ chế, nhưng nay nguyên liệu ngày một khó khăn, chất lượng lại không cao nên doanh nghiệp chuyển sang chế biến sâu vừa sử dụng hiệu quả nguyên liệu lại nâng cao được giá trị sản phẩm xuất khẩu, kết quả cho thấy mỗi năm doanh nghiệp luôn đạt tăng trưởng 15%.

Một điều dễ nhận thấy doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản chuyển từ bán sản phẩm thô sang sản phẩm chế biến hầu hết là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bởi họ đã thấy được những khó khăn về nguyên liệu và đánh giá được nhu cầu về thị trường. Đây là yếu tố mà doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. 

Cả tỉnh Khánh Hòa hiện có 44 doanh nghiệp đang tham gia vào chế biến, xuất khẩu thủy sản mỗi năm xuất khẩu gần 100.000 tấn thủy sản với trị giá hơn 500 triệu USD thế nhưng hầu hết đều xuất bán dưới dạng sơ chế. Trong khi đó có đến 70% nguyên liệu nhập khẩu nên giá trị gia tăng đạt rất thấp.

Ông Vũ Đình Đáp, Chủ tịch hiệp hội cá ngừ Việt Nam cho biết: “Hiện nay sản phẩm khai thác và xuất khẩu tại thị trường hầu như chỉ xuất khẩu theo các đơn đặt hàng chứ chưa làm được việc sản xuất ra sản phẩm và áp đặt vào thị trường hoặc đưa sản phẩm hấp dẫn quá để thị trường chấp nhận.”

Sản phẩm thủy sản trong nước liên tục mở rộng thị trường, giá trị xuất khẩu luôn tăng nhưng không ổn định. Ngoài ra mỗi thị trường cũng xuất khẩu được rất ít sản phẩm, thậm chí có sản phẩm phải qua doanh nghiệp trung gian do đó chỉ cần các nước kiểm soát gắt gao nguồn nhập khẩu lập tức ngành thủy sản gặp khó khăn. Trong khi đó thị trường trong nước đang bị bỏ ngõ, chính vì vậy việc tổ chức lại ngành thủy sản đòi hỏi cơ quan quản lý phải chú trọng khâu thị trường.

KTV
Đăng ngày 31/05/2018
PV
Chế biến

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 21:48 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 21:48 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:48 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 21:48 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:48 29/03/2024