Phát triển nghề chế biến sứa ăn liền

Nghề khai thác sứa ở tỉnh ta đang phát triển mạnh. Trung bình hằng năm, sản lượng khai thác sứa của tỉnh ước đạt từ 15-18 nghìn tấn. Theo đó, nghề thu mua, sơ chế, chế biến sứa ăn liền cũng phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người lao động trong tỉnh.

Phát triển nghề chế biến sứa ăn liền
Đóng gói và dán nhãn mác sản phẩm sứa ăn liền tại Cty TNHH Vạn Hoa

Nhiều năm trước, các sản phẩm sứa chủ yếu chỉ xuất bán sang thị trường Trung Quốc ở dạng thô, giá cả thấp, chỉ hơn 7.000 đồng/kg, lại bấp bênh. Không những thế, nhiều cơ sở sản xuất, chế biến sứa quy mô nhỏ chỉ sơ chế và bán nguyên liệu thô dẫn tới chất lượng sản phẩm và giá trị kinh tế, lợi nhuận của người sản xuất không cao. Bên cạnh đó, hầu hết các phế phẩm và nước thải trong quá trình sản xuất chưa được xử lý, gây ô nhiễm môi trường.

Để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề chế biến sứa, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở NN và PTNT) đã hướng dẫn các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh áp dụng thành công công nghệ chế biến sứa ăn liền. Các doanh nghiệp, cơ sở chế biến sứa đã đầu tư thiết bị, làm bể chứa sứa ướp muối,… cải tiến, thay đổi quy trình chế biến theo phương pháp khoa học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Từ nguyên liệu sứa mặn là loại được ngâm muối để ngăn vi khuẩn xâm nhập, cơ sở chế biến sứa ăn liền chỉ thêm công đoạn ngâm nước để giảm độ mặn, bổ sung gia vị, đóng gói và bảo quản lạnh. Sản phẩm sứa ăn liền đảm bảo giòn, dai, giữ được màu sắc tự nhiên, có mùi thơm đặc trưng của sứa hòa quyện với các loại gia vị, đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhờ vậy, đến nay, sản phẩm sứa ăn liền không chỉ tiêu thụ ở Trung Quốc mà còn được xuất khẩu sang thị trường mới là Hàn Quốc. Giá sứa ăn liền qua chế biến cao gấp nhiều lần so với giá sứa thô, khoảng 30-35 nghìn đồng/kg. Theo báo cáo của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, hiện toàn tỉnh có hơn 30 cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến sứa đã đăng ký kiểm tra thường kỳ. Trong đó có 27 cơ sở được Chi cục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.


Một số cơ sở chế biến sứa ăn liền đã được cấp giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như Cty CP Chế biến hải sản Nam Định với sản phẩm sứa ăn liền Ninh Cơ; Cty TNHH Vạn Hoa, Thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu)… Anh Hoàng Đức Thiện, xã Hải Triều (Hải Hậu) sau nhiều năm chuyên chế biến sứa mặn, từ năm 2010 đã chuyển sang chế biến sứa ăn liền. Mỗi năm, cơ sở của anh Thiện cung cấp ra thị trường khoảng 20 tấn sứa đã chế biến, đóng gói. Anh cho biết: “Quy trình chế biến sứa ăn liền bao gồm các công đoạn chính: lựa chọn và sơ chế nguyên liệu, rửa, ngâm muối, ngâm gia vị, đóng gói, hút chân không và bảo quản lạnh… Bất cứ công đoạn sản xuất nào chúng tôi cũng chú ý thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, nhãn mác, bao bì cũng là yếu tố quyết định giá trị sản phẩm hàng hóa. Trên bao bì có ghi rõ ngày sản xuất và hạn sử dụng”. 

Để đảm bảo tính bền vững của nghề chế biến sứa ăn liền, Sở NN và PTNT đã yêu cầu Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản phối hợp với Phòng NN và PTNT các huyện tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; rà soát, vận động, hướng dẫn để các cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là sử dụng vật tư, phụ gia có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Chủ các cơ sở cũng cần tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký áp dụng quy phạm sản xuất tốt (GMP), quy phạm vệ sinh chuẩn (SSOP) đối với sản xuất sản phẩm sứa ăn liền. Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý đi đôi với khuyến khích phát triển nghề chế biến sứa nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm sứa, tạo nguồn thu ổn định cho người dân.

Báo Nam Định
Đăng ngày 09/05/2018
Thanh Hoa
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 14:14 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 14:14 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 14:14 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 14:14 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 14:14 25/11/2024
Some text some message..