Phát triển những 'mỏ tôm' ven biển ĐBSCL

“Mỏ tôm” ven biển, được kỳ vọng thành công như Sóc Trăng là Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang khi quy trình thâm canh theo hướng chuẩn mực hoá quy trình nuôi và thay đổi cách thu mua, vận chuyển về nhà máy chế biến.

Phát triển những 'mỏ tôm' ven biển ĐBSCL
Ngày mùa vui thu hoạch tôm sú ở Bạc Liêu. Ảnh: Lê Hoàng Yến.

Ông Hồ Quốc Lực, tổng giám đốc công ty CP thực phẩm Sao Ta, sau khi tới hội chợ thuỷ sản quốc tế thường niên tại TP Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, nói rằng hàng rào kỹ thuật ở một số nước kiểm soát ngày một gắt gao hơn. Nói vậy, nhưng Sao Ta vẫn có thể đạt cột mốc 150 triệu USD, tăng 20 triệu USD so năm 2016 nếu nhận diện cho đúng sự chuyển động thị trường.

Đầu tiên là Trạm Giang, nơi cung cấp 70% thị trường tôm tại Trung Quốc, rất cần mua tôm, nhất là loại tôm luộc màu đỏ mà Việt Nam là “mỏ tôm” dễ khai thác. Đứng trước nguy cơ giảm sản lượng tôm từ 1,2 triệu tấn còn khoảng 700.000 tấn, trong khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, Trung Quốc cần tôm luộc màu đỏ nuôi trong ao trải bạt. Nhưng rủi ro lớn nhất khi mua bán với Trung Quốc là họ chỉ trả trước 30%, hàng qua cửa khẩu mới giao phần còn lại. Hàng tiểu ngạch nếu qua biên giới mà gọi điện hoài cứ ò í e là coi như từ rủi ro tới mất trắng.

Trong khi đó, thị trường Mỹ yêu cầu tiêu chuẩn BAP (Best Aquaculture Practices – Thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt nhất, từ con giống, ao nuôi, thức ăn…); EU yêu cầu tiêu chuẩn ASC (Aquaculture Stewardship Council – Hội đồng quản lý nuôi trồng thuỷ sản) có sự xác nhận cấp quốc tế đối với thuỷ sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu đến môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động.

Hiện nay, vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), diện tích nuôi lớn nhất Việt Nam đang vào vụ thứ hai sau vụ đầu khá suôn sẻ. Tại Sóc Trăng, hiệp hội tôm Mỹ Thanh, huyện Trần Đề và một số trại kiểm soát tốt dịch bệnh, giảm rủi ro tới mức thấp nhất, hiệu quả cao so chi phí. Riêng trại nuôi tôm Tân Nam (công ty CP thực phẩm Sao Ta, Sóc Trăng), 160ha tôm nuôi theo tiêu chuẩn ASC vừa thu hoạch, vụ thứ hai sẽ có thêm 2.000 tấn như vụ trước.

Kinh nghiệm được chia sẻ từ các nhà máy ở Sóc Trăng là đến tận ao nuôi thu mua với giá cao hơn 2.000 đồng/kg, chở về nhà máy đúng thời gian quy định và kiểm soát kỹ lưỡng độ ẩm, tạp chất, thay vì mua “tôm ngâm” qua trung gian. Tôm thẻ chân trắng cỡ 40 con/kg bán tới đại lý 145.000 đồng/kg trong khi đó loại tôm ngâm giá bán 128.000 đồng/kg, đơn giản vì “ tôm ngâm” là cách tăng trọng lượng bất chấp chất lượng.

Một khi quy trình nuôi được thâm canh theo hướng chuẩn mực hoá và cách thu mua, vận chuyển cũng hoàn thiện để đưa sản phầm chất lượng về nhà máy chế biến thì lúc này sẽ không còn những rào cản con tôm Việt trên thị trường xuất khẩu.

TGTT
Đăng ngày 10/08/2017
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 02:41 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 02:41 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 02:41 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:41 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 02:41 27/12/2024
Some text some message..