Đặt vấn đề
Có thể chúng ta chưa biết, thế nhưng chỉ chưa đầy 1% lượng nước ngọt trên thế giới phục vụ cho con người, và 70% trong số đó lại được sử dụng cho nông nghiệp. Hầu hết, lượng nước sử dụng cho nông nghiệp đều dành cho tưới tiêu. Một số loại cây trồng đòi hỏi cần nhiều nước để phát triển hơn so với những loại khác. Điển hình là cây lúa, cần rất nhiều nước và là một trong những loại cây lương thực được tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới.
Nông nghiệp cần 1 lượng nước lớn cho việc tưới tiêu. Ảnh: baovemoitruong.org.vn
Dân số ngày một tăng nhanh, theo dự báo đến năm 2050, có thể sẽ đón nhận thêm 2 tỷ người. Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề như: Nước biển dâng cao, khí hậu nóng lên, nhiễm mặn,... Thì việc cung cấp đủ lương thực cho dân số thế giới là rất quan trọng.
Điều này đã thúc đẩy các nhà sáng tạo, nhà khoa học tìm tòi, khám phá những cách thức phát triển nông nghiệp mà trước đây chưa từng có. Một trong số đó, chính là mô hình phát triển nông nghiệp trồng lúa trên biển.
Dự án trồng lúa trên biển
Kể từ năm 2019, dự án trồng lúa trên biển đã bắt đầu được thực thi, nhắm đến việc sử dụng kỹ thuật di truyền để thay đổi hoàn toàn cách trồng lúa truyền thống. Dựa vào đặc điểm khả năng chịu mặn của cây lúa, nhóm nghiên cứu hướng tới giải quyết giảm thiểu sử dụng nguồn nước ngọt trong sản xuất nông nghiệp. Thêm vào đó, họ đặt ra mục tiêu dựa vào nông nghiệp nước mặn mà loại bỏ khí metan liên quan đến phương pháp canh tác lúa truyền thống, nhằm ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn trong khí metan.
Lúa là loại cây lương thực có khả năng chịu mặn tốt. Ảnh: vi.wikipedia.org
Giống lúa mới đã được nghiên cứu và cho ra đời, với khả năng chịu mặn ở điều kiện 16 gam muối/lít nước. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn hướng đến mục tiêu cao hơn, tăng cường khả năng chịu mặn lên đến 24 gam/lít trong thời gian sắp tới.
Bằng việc kích hoạt thành công khả năng chịu mặn của cây lúa, thì vấn đề chúng phát triển ở đâu, nổi trên bề mặt đại dương hay được trồng trên đất, biến đổi khí hậu, lạm dụng phân bón, nước mặn,... thì lúa vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.
Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
Dự án thí điểm đầu tiên đã được thực hiện tại Singapore, họ vẫn miệt mài cố gắng tăng thêm khả năng chịu mặn của cây lúa. Bằng việc thử nghiệm một cấu trúc mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng trực tiếp lên bề mặt của đại dương.
Vào năm 2026, phát triển trồng trọt nông nghiệp trên biển sẽ đặt tiếp mục tiêu lên quy mô toàn cầu. Một số nước như: Kenya, Namibia, Madagascar, Ấn Độ và Hoa Kỳ là những địa điểm tiềm năng phát triển mô hình trồng lúa trên đại dương.
Hướng đến mục tiêu chung là phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Các nhà sáng lập dự án cũng bắt đầu xem xét và gắn các công nghệ khác nhau vào các trang trạng cùng một lúc, thông qua các nguồn năng lượng tái tạo như: Sức gió, mặt trời, thủy triều hoặc tạo năng lượng sóng thực tế.
Như vậy, trong tương lai gần, loài người có thể hy vọng về mô hình phát triển nông nghiệp bền vững trên đại dương, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước ngọt nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ lương thực cho toàn thế giới.