Phát triển nuôi cá lồng ở Yên Phúc

Hiện toàn xã Yên Phúc có 7 hộ tổ chức nuôi cá lồng với khoảng 50 lồng. Một số hộ nuôi thu nhập thực tế vài trăm triệu đồng trở lên, cho thấy hướng phát triển kinh tế mới hiệu quả ở Yên Phúc.

Phát triển nuôi cá lồng ở Yên Phúc
Chăm sóc cá trong lồng nuôi tại hộ anh Vũ Đình Tuấn, xã Yên Phúc.

Theo đường đê ven sông Đào, chúng tôi có mặt tại hộ anh Vũ Đình Tuấn đang có 15 lồng nuôi cá diêu hồng, cá lăng, cá trắm và cá chép. Anh Tuấn chia sẻ, sau khi học hỏi kinh nghiệm nuôi cá lồng của bạn bè và tìm hiểu qua sách, báo, năm 2014, được các cơ quan chức năng cấp phép, anh mạnh dạn đầu tư gần 1 tỷ đồng làm lồng nuôi cá. Lồng cá được làm kiên cố bằng sắt, thép với 3 lượt lưới bao quanh, có hệ thống phao nâng đỡ làm bằng thùng phuy đặt cách bờ 3-5m để đảm bảo lưu thông dòng chảy. Mỗi lồng có diện tích 36m2, mật độ nuôi thả từ 1.000-2.000 con.

Anh Tuấn cho biết thêm, khi mới nhập cá giống về phải nuôi trong ao cho cá thích nghi với môi trường. Khi cá đã quen, đủ cứng cáp và có sức đề kháng tốt mới thả ra lồng trên sông. Môi trường nước trong lồng nuôi luôn phải đảm bảo ổn định, vệ sinh trong, ngoài lồng nuôi thường xuyên, không để rác trôi nổi mắc vào. Thức ăn chủ yếu sử dụng cám công nghiệp và các loại cá tạp. Theo tính toán của anh Tuấn, một lồng cá nuôi trên sông cho thu nhập cao gấp 2-3 lần so với nuôi trong ao, hồ. Mỗi năm, anh Tuấn xuất ra thị trường trong tỉnh và cả các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam khoảng 100 tấn cá, thu nhập hơn 600 triệu đồng. Với những thành công đó, năm nay, anh Tuấn dự định đầu tư thêm 10 lồng cá.

Đến thăm hộ ông Khiếu Đình Kiều đúng lúc ông đang cho đàn cá ăn. Ông Kiều cho biết, so với nuôi cá ở trong ao, hồ thì nuôi cá lồng trên sông có ưu điểm là nguồn nước thay đổi không ngừng, môi trường nước không bị ô nhiễm. Tuy nhiên, cũng khó khăn là khi vào mùa mưa lũ, nước chảy xiết hoặc nhiều phù sa, cá không kịp thích ứng với môi trường nước mới nên bị tróc vảy và chết. Vì vậy, ông Kiều phải thường xuyên vệ sinh hệ thống lưới, theo dõi môi trường nước và tình hình của đàn cá để có những biện pháp phòng, chữa kịp thời giúp đàn cá phát triển khỏe mạnh. Trong thời gian có mưa, bão, giảm lượng thức ăn cho cá để tránh làm ô nhiễm môi trường nước, dẫn đến thiếu ô-xy, cá kém phát triển, thậm chí bị chết. Ngoài ra ông còn thường xuyên kiểm tra, tu sửa lồng bè, gia cố hệ thống dây neo, phao lồng. Các lồng cá được neo cẩn thận với cọc cố định trên bờ, khi có thời tiết xấu có thể di chuyển về vị trí gần bờ, tránh bị trôi khi nước chảy xiết. Sau mưa, bão, ông tiến hành kiểm tra chất lượng nước để có điều chỉnh phù hợp. Nhờ các biện pháp chằng chống cẩn thận, tỉ mỉ nên những năm qua, mỗi khi vào mùa mưa, lũ, lồng cá của ông Kiều không bị thiệt hại lớn. 

Tuy mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng hiện nay trên địa bàn tỉnh cũng như ở Yên Phúc có những hộ nuôi chưa nắm bắt được đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật cho nên mật độ đặt lồng quá dày, ảnh hưởng đến sự lưu thông của dòng chảy; không áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm, quy trình phòng bệnh cho cá khi xảy ra dịch bệnh; lượng thức ăn dư thừa, chất thải của cá lưu cữu trong lồng không được vệ sinh kịp thời làm ô nhiễm môi trường nước, tăng nguy cơ dịch bệnh. Thậm chí còn có hộ nuôi đem cá chết đổ ra sông, gây ô nhiễm nguồn nước, tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh, gây ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của nghề nuôi cá lồng. Trước tình trạng đó, thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo sát sao của Chi cục Thủy sản (Sở NN và PTNT), Phòng NN và PTNT huyện Ý Yên, xã Yên Phúc đã tập trung hướng dẫn kiến thức cho các hộ nuôi cá lồng theo hướng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chấp hành tốt quy định về giao thông đường thủy; lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp khả năng kinh tế và kỹ thuật. Những hộ nuôi nhỏ lẻ nên tập trung tổ chức sản xuất, có sự liên kết với nhau để chia sẻ kinh nghiệm nuôi cũng như giảm được áp lực đầu ra khi thu hoạch. Đối với các cơ sở nuôi cá lồng không theo quy hoạch, vi phạm quy định về điều kiện nuôi cá lồng trên sông, vi phạm quy định giao thông đường thủy, các cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định, có như vậy việc phát triển nuôi cá lồng trên sông mới thật sự phát triển bền vững.

Nghề nuôi cá lồng ở Yên Phúc cho thu nhập cao, mở ra hướng làm giàu chính đáng và ổn định, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Hy vọng, trong thời gian tới, với sự quan tâm phù hợp của các ngành chức năng, sẽ có thêm nhiều người dân mạnh dạn đầu tư nuôi thả cá theo hình thức này để đa dạng hóa hình thức nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh ta.

Báo Nam Định
Đăng ngày 09/06/2018
Thanh Hoa
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 00:30 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 00:30 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 00:30 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 00:30 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 00:30 11/01/2025
Some text some message..