Phát triển thành công mô hình nuôi mực

Các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học và Công nghệ Okinawa (OIST) đã phát triển một hệ thống nuôi trồng mực có tiềm năng thương mại hóa.

Mực lá
Mực lá có tên khoa học là Sepioteuthis lessoniana. Ảnh: seaunseen.com

Nhóm nghiên cứu của OIST đã thành công trong việc nuôi 10 thế hệ của mực Sepioteuthis lessoniana (còn được gọi là mực lá), trong khi các nghiên cứu khác chỉ đạt tối đa 7 thế hệ. 

Trong 60 năm qua, các nhà khoa học đã cố gắng thiết lập nghề nuôi mực từ những thành tựu nhỏ nhất. Giáo sư Jonathan Miller của OIST, người đứng đầu đơn vị nghiên cứu cho biết, hệ thống mới được thiếp lập là một hệ thống hoàn toàn khép kín giúp nuôi mực theo cách hiệu quả và chi phí thấp, khả năng thương mại hóa cao, mặc dù thế thì vẫn cần giảm chi phí hơn nữa để cạnh tranh với mực đánh bắt tự nhiên. 

Các nhà nghiên cứu đã tìm cách nuôi mực từ những năm 1960 nhưng không mang lại nhiều hiệu quả. Nguyên nhân được cho là đặc tính của mực, hung hăng, ưa thức ăn tươi sống và nhạy cảm với những biến đổi điều kiện môi trường sống. Có khoảng 450 loài mực được tìm thấy trên khắp thế giới.  Từ những năm 2017, các nhà khoa học Nhật Bản tiến hành thí nghiệm trên mực lá có vây dày, hình bầu dục, được tìm thấy ở ngoài khơi tỉnh Okinawa, phía nam Nhật Bản. Nhóm nghiên cứu bắt đầu nuôi mực từ giai đoạn mới nở để mực quen với mồi không tươi sống, và điều chỉnh các loại thức ăn cũng như kích thước bể nuôi để giảm căng thẳng vào tạo điều kiện thích nghi tố hơn khi mực lớn lên. Cuối cùng, những nổ lực của họ cũng bước đầu thành công, với tỷ lệ mực sống sót sau 90 ngày đạt 90%. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết, loài mực này đã được lai tạo ổn định qua 10 thế hệ mà không có vấn đề nào về di truyền.   

Chi tiết về hệ thống OIST đã được trình bày tại Hội nghị Hội đồng Cố vấn Quốc tế Cephalopod năm 2018. Bài thuyết trình của OIST, có tiêu đề “Captive breeding of the oval squid (Aori-ika; Sepioteuthis sp.)” Đánh giá các bể chứa dòng chảy được sử dụng, việc sử dụng nhành cây làm chất nền để lắng đọng trứng, kiểm soát ánh sáng và thử nghiệm với môi trường bể và chế độ cho ăn khác nhau. 

Đăng ngày 14/11/2022
Ngọc Diễm @ngoc-diem
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 09:02 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 09:02 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 09:02 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 09:02 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 09:02 22/11/2024
Some text some message..