Phát triển thủy sản theo hướng tập trung

Phát triển thủy sản thành vùng sản xuất tập trung, theo hướng hàng hóa với các giống mới năng suất cao, chất lượng tốt sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã hình thành và phát triển 48 khu nuôi thủy sản tập trung, trên 140 trang trại và 12 hợp tác xã với quy mô diện tích trên 1.000ha phân bố ở các huyện: Lâm Thao, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Ba...

nuôi cá lồng
Các hộ dân ở xã Giáp Lai, huyện Thanh Sơn góp vốn đầu tư nuôi cá lồng tập trung trên đập Suối Cái.

Xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê là một trong những điểm sáng nuôi thủy sản tập trung. Khác với các địa phương khác, ngoài phát triển cá thương phẩm, ở làng Thủy Trầm, người dân còn nuôi cá chép đỏ, phục vụ nhu cầu tâm linh. Cả làng Thủy Trầm có gần 300 hộ nuôi cá chép đỏ, với diện tích hơn 30ha, sử dụng trên 1.000 lao động tại chỗ. Trung bình mỗi năm cung cấp ra thị trường 50 tấn cá, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Để nghề nuôi cá chép đỏ phát triển bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa, các hộ nuôi đã tích cực dồn ô, đổi thửa để tạo sự liền kề, thuận tiện cho chăm sóc, quản lý, đầu tư xây dựng bờ ao, bể chứa, thay đổi hình thức nuôi theo hướng công nghiệp để tăng năng suất và giá trị sản phẩm.

Cùng với xã Tuy Lộc, xã Văn Khúc đang tích cực khuyến khích người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống nuôi thủy sản từ các loại truyền thống sang giống chất lượng cao. Trong đó, tôm càng xanh được lựa chọn là giống nuôi phù hợp để phát triển theo hướng hàng hóa bởi xã có diện tích mặt nước lớn, các ao, đầm chiêm trũng nằm liền kề nhau; mực nước và độ pH ổn định rất phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của tôm càng xanh. Từ một vài hộ nuôi với diện tích nhỏ lẻ, đến nay, toàn xã đã có hơn 20 hộ nuôi tôm càng xanh với diện tích trên 30ha. Ông Cao Văn Đức ở khu Gò Lạc, xã Văn Khúc cho biết: “Tôm càng xanh có thời gian nuôi từ 6 đến 8 tháng, khi thu hoạch có giá bán từ 280.000 - 350.000 đồng/kg, cao hơn gấp 4-5 lần so với các loại cá truyền thống nuôi trước đây. Hơn nữa, nếu các hộ biết cách kết hợp nuôi tôm và cá tại các khu ruộng chiêm trũng sẽ cho năng suất, lợi nhuận cao nhưng phải chú trọng đến cách chăm sóc quản lý, phòng trừ bệnh, nhất là xử lý môi trường nuôi trước khi xuống giống”.

Hiệu quả kinh tế trong phát triển thủy sản đã được khẳng định, từ sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, người dân đã biết lựa chọn, quy hoạch vùng nuôi sản xuất tập trung với số lượng lớn. Những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng cũng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh duy trì trên 1.200 lồng cá, trong đó có khoảng 30% lồng nuôi cá được chứng nhận đảm bảo đủ điều kiện an toàn thực phẩm và từng bước xây dựng thương hiệu cá lồng sông Lô, sông Đà. Bên cạnh việc tận dụng diện tích mặt nước trên các sông,  nhiều địa phương bắt đầu khôi phục nghề nuôi cá lồng trên các hồ chứa thủy lợi. Đập Suối Cái ở xã Giáp Lai, huyện Thanh Sơn trước đây chỉ là nơi chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhưng 3 năm nay đã trở thành nơi nuôi cá lồng tập trung của 9 hộ dân trong xã với 2 loại cá lăng và cá chép giòn. Hiện nay, các hộ duy trì 18 lồng nuôi và đang có xu hướng mở rộng lên 25 lồng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Ông Phạm Trần Đông  ở xã Giáp Lai cho biết:  Thời điểm này, giá các loại thủy sản giữ ở mức ổn định, dao động từ 130.000 - 150.000/kg cá chép giòn, 90.000 - 120.000 đồng/kg cá lăng. Thường chúng tôi tập trung thu hoạch những lồng đã đạt tiêu chuẩn về trọng lượng và chú trọng chăm sóc những lồng còn lại để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.

Hiện nay, ở các huyện, thành, thị có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản đều xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể, chú trọng đến thời vụ, cơ cấu giống, đối tượng nuôi thâm canh, xen canh phù hợp cho từng loại hình mặt nước; khuyến khích người dân nhân rộng các mô hình sản xuất thủy sản có hiệu quả và quy hoạch vùng sản xuất tập trung để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân.

Báo Phú Thọ
Đăng ngày 28/11/2019
Hà Nhung
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 11:15 11/09/2024

Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
• 10:16 11/09/2024

Ruột tôm có dấu hiệu xoắn

Quan sát và đánh giá sức khỏe của tôm thông qua các dấu hiệu bên ngoài và nội tạng là rất quan trọng.

Ruột tôm
• 11:17 10/09/2024

Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm

Bón vôi cho ao nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng để duy trì chất lượng nước, ổn định pH, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Tuy nhiên, vào ngày mưa, quá trình bón vôi cần được thực hiện cẩn thận hơn để đảm bảo hiệu quả và tránh gây hại cho tôm.

Trộn vôi
• 10:12 09/09/2024

Liệu pháp kháng vi-rút đầy hứa hẹn chống lại vi-rút đốm trắng

Coumarin, có trong tự nhiên ở nhiều loại thực vật và nổi tiếng với nhiều tác dụng sinh học đa dạng, được biết đến như những tác nhân cải tiến có ái lực và tính đặc hiệu đối với các mục tiêu phân tử khác nhau trong hoạt động kháng vi-rút (Hu et al., 2024, Qin et al., 2020).

Tôm thẻ chân trắng
• 01:57 13/09/2024

Nuôi tôm an toàn sinh học với chuỗi giá trị khép kín và không kháng sinh

Tập đoàn Việt Úc đang nỗ lực cải thiện chất lượng tôm Việt Nam bằng cách tránh sử dụng kháng sinh. Nghiên cứu của họ đã chứng minh tính hiệu quả trong nhiều năm qua.

Tôm thẻ
• 01:57 13/09/2024

Người dân thiệt hại nặng nề khi bão đi qua

Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào đất liền, gây nhiều thiệt hại đến nuôi thủy sản cho nhiều tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc. Các cơn gió mạnh, sóng lớn và mưa lớn kéo dài đã tàn phá nặng nề các cơ sở nuôi trồng thủy sản, gây ra những hậu quả khôn lường.

Tàu thuyền
• 01:57 13/09/2024

Sự bùng phát của bệnh Herpesvirus Koi năm 2024

Bệnh herpesvirus Koi (KHV) là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu. Năm 2024, bệnh này đã bùng phát mạnh mẽ tại nhiều khu vực, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi cá koi và cá chép.

Cá Koi
• 01:57 13/09/2024

Giảm lượng khí độc khi mưa kéo dài

Mưa lớn và liên tục không chỉ làm giảm độ mặn của nước mà còn có thể dẫn đến tích tụ khí độc trong ao nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả là cần thiết để giảm thiểu rủi ro này.

Ao nuôi
• 01:57 13/09/2024
Some text some message..